Tình hình khủng hoảng chính trị của các tập đoàn phong kiến diễn ra liên tục khiến mâu thuẫn xã hội ở Đàng Ngoài phát triển đến độ gay gắt chưa từng thấy
vào thế kỷ XVII. Xuất phát từ chính sách bóc lột nặng nề và sự băng hoại về phẩm giá của giai cấp thống trị, sự chuyên quyền của chúa Trịnh, sự bất tài, nhu nhược của vua Lê, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra. Tuy nhiên, đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài mới thực sự bùng nổ dữ dội. Còn ở Đàng Trong, lực lượng thương nhân do bị chúa Nguyễn bóc lột nặng nề cũng đã nổi dậy đấu tranh. Đây được xem “là tiền đề chính trị và xã hội cực kỳ quan trọng để sau đó phong trào Tây Sơn có thể hình thành, phát triển và nhanh chóng thu được thắng lợi vẻ vang” [59;39]. Tây Sơn nổi dậy mang đến một luồng sinh khí mới cho sự hồi sinh đất nước. Xét trong nhãn quan chính trị, các tác giả họ Ngô vẫn giữ định kiến đẳng cấp, khi nói về phong trào Tây Sơn, nhưng vì hiện thực lịch sử này quá lớn lao, nên họ không thể không nói hết sự thật. Mặc dù có đôi chỗ, tác giả họ Ngô gọi quân Tây Sơn là “Tây tặc”, “Tây ngụy”, xem Nguyễn Nhạc “nhờ vào việc gá bạc mà gia tư bỗng trở nên giàu có” [40;80], nhưng nhìn chung vẫn là thái độ ca ngợi đối với phong trào Tây Sơn.
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học duy nhất đề cập đến phong trào Tây Sơn, mà không thấy nói đến bất cứ một phong trào nào khác. Điều đó cho thấy được sự ảnh hưởng bao trùm thời đại của phong trào Tây Sơn. Với sự lãnh đạo tài ba của Nguyễn Huệ, phong trào cùng lúc đã thực hiện hai nhiệm vụ lớn: đập tan bộ máy phong kiến thối nát, phản động đương thời và đánh bại sự xâm lược của hai mươi vạn quân Thanh, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước.
Nhiều sử sách ghi nhận rằng “đỉnh cao chói lọi nhất của chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII là phong trào Tây Sơn” [59;39]. Phong trào Tây Sơn bùng nổ có cơ sở xã hội của nó: “Bấy giờ chúa nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần (tức Định Vương) còn bé, quan Quốc phó của triều đình nhà Nguyễn là Đạt Quận công (Trương Thúc Loan) nắm hết quyền bính, làm lắm điều càn bậy, nên lòng
người trong xứ đều lìa tan” [40;81]. Vì vậy, phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn phát triển một cách nhanh chóng và có sức mạnh không gì cưỡng lại được. Khởi phát từ vùng đất Bình Định, “phong trào bùng nổ và phát triển trong những điều kiện lịch sử hết sức khó khăn và đầy thử thách: chế độ phong kiến đang suy thoái, các tập đoàn thống trị thối nát, sa đọa, vì quyền lợi ích kỷ của chúng đã câu kết với ngoại xâm, đất nước bị phân chia và cùng một lúc có nhiều kẻ thù bên ngoài mưu đồ can thiệp, xâm lược. Phía Nam có phong kiến Xiêm, phía Bắc là phong kiến Mãn Thanh, các thế lực tư bản phương Tây đang ngấp ngó. Trong khi đó, nông dân và các tầng lớp lao động đang trải qua một cuộc sống đói nghèo, phiêu tán…” [34;161]. Với những chiến công vang dội trong việc đánh tan thù trong giặc ngoài, phong trào Tây Sơn như là một minh chứng cho sức mạnh của ý chí và sự ngoan cường của dân tộc trước những thời khắc, bước ngoặt của lịch sử. Dấu ấn khởi nghĩa Tây Sơn xứng đáng mãi là bản anh hùng ca bất diệt của thời đại anh hùng, của dân tộc anh hùng.
Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện sức mạnh của phong trào Tây Sơn với việc miêu tả những chiến công hiển hách của họ cuối thế kỷ XVIII. Bằng khả năng dụng công và sáng tạo nghệ thuật, dựa trên những sự thật lịch sử nóng hổi đang diễn ra lúc bấy giờ, các tác giả Ngô Thì đã mang lại cho người đọc những trang viết đẹp nhất, hào sảng nhất, chân thực, khách quan và cảm động. Đây là cuộc cách mạng nông dân thực sự vì cùng lúc dẹp được thù trong - đập tan ba tập đoàn phong kiến lâu đời Lê - Trịnh - Nguyễn, đánh tan được giặc ngoài - đánh bại năm mươi ngàn quân Xiêm La ở Gia Định, quét sạch hai mươi vạn quân Mãn Thanh mượn ý đồ giúp đỡ nhà Lê xâm chiếm nước ta ở Thăng Long.
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học đã phản ánh một cách sinh động và khá chân thực về phong trào Tây Sơn từ lúc khởi phát cho đến lúc giành được thắng lợi.
Các tác giả họ Ngô khi viết về phong trào Tây Sơn cũng phải vượt qua thiên kiến giai cấp, và đã nhìn thẳng vào sự thực, phản ánh đúng sự thực, như nó đang tồn tại. Chính vì vậy, dù là những người mang trong mình tư tưởng ủng hộ nhà Lê, nhưng các tác giả họ Ngô vẫn tỏ lòng ngưỡng mộ đối với nghĩa quân Tây Sơn, và họ đã dành những trang miêu tả về phong trào này một cách chân thật, sinh động. “Nếu Nguyễn Khoa Chiêm vĩ đại ở chỗ ông là người đầu tiên tuyên bố mình sáng tác văn chương, thì Ngô gia văn phái vĩ đại ở chỗ họ đã nhìn nhận và phản ánh đúng đắn phong trào Tây Sơn” [37;107]. Quả đúng như vậy, Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh trực tiếp hiện thực đương thời; bởi “người cầm bút không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn vừa là tác giả, vừa là nhân vật ngay trong tác phẩm của mình” [37;105]. Bằng những giác quan nhạy cảm của người nghệ sĩ, khi đứng trước hiện thực xã hội rộng lớn với những cuộc tranh giành quyền lực, mâu thuẫn của các tập đoàn phong kiến, sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, các tác giả đã nhìn nhận một cách công tâm nhất. Tuy nhiên, sẽ không thể tránh khỏi những va vấp trong quá trình thể hiện, và điều này cũng đủ cho thấy được sự mâu thuẫn trong thế giới quan của tác giả. Vốn là những trung thần của triều Lê, các tác giả họ Ngô luôn muốn ngợi ca nhà Lê, muốn ghi lại sự nghiệp thống nhất của triều Lê, nhưng trong mười bảy hồi của
Hoàng Lê nhất thống chí, ta chỉ thấy hiện lên một vị vua bù nhìn như Lê Hiển Tông, vị vua vô liêm sỉ, rước giặc về tàn hại đất nước như Lê Chiêu Thống, và rốt cuộc, cái chí nhất thống mà tác giả muốn nói đến lại do chính tay Nguyễn Huệ - Quang Trung tạo nên. Phong trào Tây Sơn hiển hiện như minh chứng cho sức mạnh thần kỳ của dân tộc trước những thời khắc hiểm nghèo, và vì vậy đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm.
Trong chính sử, phong trào Tây Sơn được khởi xướng từ năm 1771, do “ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi
nghĩa ở ấp Tây Sơn…Nguyễn Nhạc lại nêu lên khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”. Trong quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Tây Sơn đã hành động như vậy, nên nhanh chóng tập hợp được lực lượng đông đảo các tầng lớp nghèo khổ bấy giờ” [34;153]. Phong trào Tây Sơn đã đi vào văn học, và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực diễn biến, quá trình của cuộc khởi nghĩa này, đặc biệt tập trung vào những mốc thời gian, những trận đánh có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, đồng thời cũng làm bật lên được ý chí và sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn. Nhìn nhận về sức mạnh của phong trào, các tác giả chủ yếu tập trung vào ba lần kéo quân ra Bắc, mỗi lần mục đích khác nhau, lần sau có ý nghĩa hơn lần trước: lần thứ nhất vào năm 1786 - phò Lê diệt Trịnh, lần thứ hai vào năm 1787 - hỏi tội Vũ Văn Nhậm, lần thứ ba vào năm 1789 - đại phá quân Thanh thống nhất đất nước.
Trong cuộc hành quân ra Bắc lần thứ nhất, chúa Tây Sơn giao nhiệm vụ cho Nguyễn Văn Bình với danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”. Cũng ngay từ lần đầu này, nghĩa quân Tây Sơn đã tỏ rõ sức mạnh chính nghĩa với khí thế chiến đấu mạnh mẽ trong việc nhanh chóng chiếm được đất Thuận Hóa. Thành Phú Xuân - “nơi đầu cùng của miền biên giới và là một thị trấn rất xung yếu…triều đình mới để ba ngàn quân đóng đồn và ba vạn quân thay phiên canh phòng” [40;89]. Nhưng trước tình hình đang có trận đói lớn, “dân chúng đều ta oán kêu khổ, dân với lính chẳng ưa gì nhau, tình thế không thể lâu bền” [40;88] nên quân Tây Sơn đã tập hợp lực lượng “tiến thẳng về phía thành Phú Xuân”. Lợi dụng sự mất đoàn kết trong nội bộ của các tướng Trịnh giữ thành, nghĩa quân Tây Sơn tấn công, khiến “mấy vạn tướng sĩ đóng ở thành Phú Xuân đều không còn sống sót lấy một mạng” [40;93]. Và “chiếm xong thành Phú Xuân, Bình nhân đà thắng kéo quân ra lấy luôn đồn Động Hải. Tướng giữ đồn là Vị Phái hầu cùng viên Hiệp trấn là Ninh Tốn mới trông thấy bóng quân Tây Sơn đã chạy trốn. Thế là mất hết cả đất
Thuận Hóa” [40;93]. Chỉ “đánh một trận mà xong” cũng đủ cho thấy “oai danh lừng lẫy khắp thiên hạ” của quân Tây Sơn. Chiếm được Phú Xuân, trên đà thắng thế, đội quân Tây Sơn tiếp tục tiến công đến các trấn Thanh Hoa, Nghệ An, Ninh Bình; vì theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh “nay ở Bắc Hà, tướng lười binh kiêu, triều đình không còn kỷ cương gì cả (…) nước tôi có vua lại có chúa, đó là một việc hết sức trái ngược xưa nay” [40;94], “người trong nước vốn không phục”, “nếu ngài lấy cớ “diệt Trịnh phò Lê” mà kéo quân ra, thiên hạ không ai là không hưởng ứng” [40;95]. Các trận đánh này không được miêu tả chi tiết, mà chỉ mang tính khái lược, vì nhịp độ chiến trận đòi hỏi người cầm bút phải diễn tả sao cho thâu hết được cái thần thái của sức mạnh quân Tây Sơn. Trong những trận đánh nhằm phô trương thanh thế, các “trấn thủ ở Nghệ An là Đương Trung hầu, ở Thanh Hoa là Thùy Trung hầu đều bỏ thành mà chạy”, “quân trong đồn mới trông thấy bóng quân Chỉnh đã bỏ trốn” [40;96]. Những đội quân tinh nhuệ nhất của triều đình lần lượt đại bại: quân của Đương Trung hầu bỏ chạy, quân của Thái Đình hầu đóng ở cửa Kim Động cũng tự vỡ mà chạy, quân của danh tướng Đinh Tích Nhưỡng bại trận…Triều đình nhà chúa phải huy động tướng tá tinh nhuệ từ tham tụng Bùi Huy Bích đến đồng bình chương Trần Công Xán, cha con lão tướng Thạc quận công Hoàng Phùng Cơ, chúa cũng thân hành ra ngự trên lầu Ngũ Long bày trận. Sức tấn công như vũ bão không gì ngăn nổi của quân Tây Sơn khiến “quân của Quận Thạc tơi bời, thây chết ngổn ngang khắp bãi”, “quân lính nhà chúa đều sợ mất mật, bỏ cả khí giới ở bờ sông mà chạy thục mạng”, lão tướng Hoàng Phùng Cơ cùng hai người con “cướp đường mà chạy tháo thân”, chúa Trịnh Tông thì “vội cởi bỏ quần áo trận…ngồi núp trong ngăn hòm da ở mé sau bành voi” [40;101].
Bằng ngòi bút chân thực, các tác giả họ Ngô đã tái hiện lịch sử một cách sống động về phong trào Tây Sơn và người anh hùng Nguyễn Huệ. Trong trận
đánh hai mươi vạn quân Mãn Thanh, sức mạnh của quân Tây Sơn được miêu tả đậm đà màu sắc sử thi với những chiến công oanh liệt, chớp nhoáng, vang dội làm khiếp đảm quân thù, rút ngắn thời gian giành chiến thắng. Điều này gián tiếp nói lên tính chất chính nghĩa của phong trào, sức mạnh và oai vũ cũng đã được minh chứng ngay trong lần đầu tiến quân ra Bắc Hà của nghĩa quân. Sau khi dẹp tan chúa Trịnh, Nguyễn Bình vào ra mắt vua Lê, thái độ hết sức khiêm tốn: “Bình sập xuống đất lạy năm lạy và rập đầu vái ba vái”, “nhún nhường không dám ngồi” bên trái sập nhà vua [40;114], tự nhận là “một kẻ hèn mọn ở đất Tây Sơn”, “cũng vì họ Trịnh vô lễ lấn ép nhà vua đã lâu, cho nên hoàng thiên mới mượn tay thần diệt trừ họ Trịnh để tỏ rõ oai quyền của bệ hạ”. Cung cách ứng xử, hành động của Nguyễn Bình với nhà vua cho thấy “tư tưởng của các tác giả luôn đề cao chính nghĩa, ủng hộ lực lượng thống trị chính thống là triều Lê, đồng thời qua đó cái bản chất và cái tinh tường trong việc xác định đâu là bạn, đâu thù, nhìn thấu vấn đề cũng như sức mạnh và mục đích nổi dậy của phong trào Tây Sơn” [55;89]. Và kết thúc chuyến hành quân dẹp yên họ Trịnh và loạn kiêu binh, củng cố triều Lê, là một mối lương duyên giữa Nguyên soái Nguyễn Bình và công chúa Ngọc Hân. Cuộc hôn nhân tốt đẹp này được hoàng thượng “truyền cho các quan văn võ, ai nấy đều phải sửa soạn ngựa xe, sớm hôm đó đợi ở cửa điện, để đưa công chúa về phủ của Bình” [40;121], còn các quan thì “ai nấy đều khen nhà vua kén được rể tốt”. Đến hôm làm lễ yết kiến các vị tiên Hoàng đế ở nhà Thái Miếu, Bình và công chúa gióng kiệu cùng đi, lúc lễ xong lại gióng kiệu cùng về.
Viết về cuộc hành quân ra Bắc lần thứ nhất, bên cạnh hiện thực được miêu tả ta còn thấy niềm ngưỡng mộ về tài năng và sức mạnh của quân Tây Sơn của các tác giả. Khi nghe tin quân Tây Sơn sắp ra, Chỉnh đoán vua Tây Sơn sẽ cướp ngôi hoàng thượng và chiếm cứ đất nước nên khuyên vua Lê “sắp sẵn ngọc tỷ mà ra
hàng” [40;137], triều đình phải bàn bạc suốt mấy ngày liền. Trong buổi yết triều, lời lẽ vua Lê hết sức mềm mỏng: “may nhờ thánh thượng”, “do thánh thượng gây dựng lại” [40;138], “nhờ cậy vào oai linh của thánh thượng” [40;140]. Thông qua những đối thoại của vua Tây Sơn với vua Lê: “Tôi nghe ngày xưa đức Thái Tổ mở mang ra nước Nam Việt, công đức như trời…Tôi vì giận kẻ cường thần hiếp chế nhà vua, nên phải làm việc tôn phò. Nếu là đất của họ Trịnh, một tấc tôi cũng không để; còn đất của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không dám lấy. Tôi nghĩ rằng nước ta đây mới dẹp yên…phải ra giúp đỡ nhà vua. Sau khi bốn phương đã phẳng lặng, anh em tôi lại xin rút về nước. Bây giờ chỉ mong nhà vua chấn chỉnh giường mối triều đình, giữ yên bờ cõi, cùng nước tôi đời đời kết nghĩa láng giềng, như thế là phúc cho cả hai nước vậy” [40;138]. Qua đó, ta thấy được mục đích nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn và thực trạng triều đình phong kiến vua Lê - Chúa Trịnh bấy giờ.
Chỉ một năm sau lần thứ nhất ra Bắc (năm 1786), mùa đông năm Đinh Mùi (năm 1787), Bắc Bình Vương lại kéo quân Tây Sơn ra Bắc lần thứ hai để tiêu diệt những kẻ phản loạn. Mục đích lúc đầu là nhằm để hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh “phò vua Lê sai khiến cả nước” [40;260] giẫm lên vết xe đổ của chúa Trịnh khi trước, vì thế Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra trị tội. Nhưng Vũ Văn Nhậm lợi dụng tình hình “vua Lê đã không giữ nổi nước nhà…không lấy, người khác cũng sẽ lấy” khiến Nguyễn Huệ phải đích thân ra trừng trị tội làm phản của hắn. Tác giả tập trung miêu tả quá trình chỉ huy tiêu diệt Võ Văn Nhậm và những việc làm, lời nói của Bắc Bình Vương sau khi diệt xong Văn Nhậm: Bắc Bình Vương cắt đặt lại quan chức, trình bày lý do ra Bắc lần này, qua vài ngày, Bắc Bình Vương dẫn quân về Nam. Các quan nhà Lê vẫn có ý nghi ngờ, cho rằng “Bắc Bình Vương tạm dùng lời nói ngọt để giá ngự chúng ta, chứ không phải thật bụng”. Nhưng, những việc mà Nguyễn Huệ làm cũng một
lần nữa chứng tỏ được tính chất chính nghĩa, vì xã tắc, không tư lợi của Nguyễn Huệ và của nghĩa quân Tây Sơn. Đồng thời, bằng những diễn tiến sự việc được kể, tác giả cũng cho ta thấy sức mạnh không gì có thể ngăn cản bước tiến của