Khái niệm nhân vật sử th

Một phần của tài liệu Tính chất sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 80 - 82)

Theo Từ điển tiếng Việt, nhân vật là “đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật” [69;711]. Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học,

nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng, như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.

Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơgiêni Grăng đê của Banzdắc” [19;235].

Với khái niệm sử thi đã nêu ở chương 1, chúng ta thấy nội dung của sử thi là quá khứ anh hùng của cộng đồng, nên nhân vật sử thi được xây dựng là những con người mang tầm vóc cộng đồng và phản ánh diện mạo của một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhân vật sử thi được chú ý tập trung xây dựng chính là nhân vật anh hùng, đại diện cho sức mạnh của dân tộc, cộng đồng được phản ánh trong tác phẩm mang tính sử thi. Theo sự biến đổi thời gian, ở mỗi giai đoạn văn học, hình tượng nhân vật sử thi tuy không giống nhau hoàn toàn, nhưng về mặt quan điểm xây dựng, nhân vật sử thi luôn hội tụ đầy đủ những điều kiện nhất định. Do gắn với hoàn cảnh lịch sử, nên ở mỗi giai đoạn khác nhau, nhân vật sử thi luôn được đặt vào những hoàn cảnh có vấn đề, bắt buộc họ phải bộc lộ những tính cách, phẩm chất; và những tính cách, phẩm chất này phải phù hợp với quan điểm, thẩm mỹ, lý tưởng của cộng đồng giai đoạn đó. Nhân vật sử thi được xây dựng bằng ngòi bút của tác giả hoặc tập thể nhân dân, nhưng quan trọng hơn cả là phải đảm bảo được tính chân thực, khách quan và tôn trọng các giá trị lịch sử. Việc xác định được mối quan hệ giữa cái nhìn chính thống và thái độ khách quan sử học với việc xây dựng nhân vật sử thi sẽ là tiền đề cho sự thành công trong việc tạo dựng chân dung các nhân vật lịch sử.

Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là một con người hoàn tất (với ý nghĩa ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất, tuyệt đối) và toàn vẹn. Điều này cũng đã được M.Bakhtin nhấn mạnh: giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may sự khác biệt; quan điểm của nó về bản thân nó trùng hợp hoàn toàn với quan điểm của những người khác với nó.

Một phần của tài liệu Tính chất sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 80 - 82)