Mối quan hệ giữa cái nhìn chính thống và việc xây dựng nhân vật sử th

Một phần của tài liệu Tính chất sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 82 - 84)

sử thi

Mỗi tác phẩm văn học đều được xây dựng dựa trên hệ tư tưởng của tác giả và nằm trong mối tương quan với hệ tư tưởng thời đại. Có được một quan điểm đúng đắn và cái nhìn chính thống là điểm cốt lõi để tác giả định hướng ngòi bút chuẩn xác, không bị trệch hướng quỹ đạo của văn học chân chính. Nằm trong hệ tư tưởng văn hóa phương Đông, các tác giả Việt Nam đều tôn trọng dòng dõi, huyết thống. Vì vậy, tư tưởng chính thống bao trùm toàn bộ tiểu thuyết chương hồi lịch sử Việt Nam. Nhưng, mỗi tác giả có quan điểm riêng đối với tập đoàn nào là chính thống, có thể là vua Lê, có thể là chúa Nguyễn, nhưng không thể là chúa Trịnh hoặc Tây Sơn. “Lòng tôn phò nhà Lê biểu lộ rõ nhất trong Hoàng Lê nhất thống chí. Tựa đề của tác phẩm đã nói lên tấm lòng mong muốn nhà Lê phục hưng của tác giả. Nhưng Hoàng Lê nhất thống chí là hiện tượng tư tưởng tác phẩm vượt khỏi tư tưởng sáng tác” [70;142]. Có thể nói như vậy, bởi vì mong muốn của các tác giả họ Ngô khi viết Hoàng Lê nhất thống chí là nhằm để ca ngợi sự nghiệp thống nhất của nhà Lê, họ “cũng đã cố gắng vực dậy uy thế cho nhà Lê nhưng vương triều Lê không khỏi bị lu mờ trong tương quan với những sự kiện chính trị khác” [70;142]. Trong số các tác giả họ Ngô, có người từng làm quan cho nhà Lê, là những bề tôi trung thành và có cảm tình với nhà Lê, nhưng xét rõ “tình cảm và những thiên kiến giai cấp không hề che lấp cái nhìn hiện thực tỉnh táo của họ. Nhất là trước những vấn đề sống còn của dân tộc, như trước nạn ngoại xâm thì lập trường dân tộc lại càng làm cho cái nhìn của họ thêm đúng đắn, sắc sảo” [52;250]. Tác giả cố gắng xây dựng hình ảnh một đấng chí tôn là vua Lê Hiển Tông “râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non; tính nết hiền từ, giản dị” [40;123]. Thế nhưng, tác giả đành phải phơi bày bộ mặt thật trong hơn bốn mươi năm ở ngôi của vị vua này là

chỉ rủ áo buông tay mặc cho chúa Trịnh tung hoành, thâu tóm mọi quyền bính: “Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì?” [40;125]. Sự suy yếu của triều đình phong kiến dẫn đến sự ra đời của phong trào Tây Sơn, còn vua Lê Chiêu Thống nhu nhược “cõng rắn cắn gà nhà”. Triều đại nhà Lê vốn giữ vai trò “nhất thống” đất nước, nhưng thực tế lại không có hành động nào khả thi, mà còn đi ngược lại với lợi ích quốc gia. Những sự thật lịch sử ấy vẫn không làm suy suyễn lòng trung thành với nhà Lê của số đông quần thần, bởi luận thuyết Nho giáo đã bén rễ sâu trong lòng họ. “Hình ảnh nhà Lê trong buổi chợ chiều thật bi thảm. Có lúc bị nhà chúa chèn ép quá mức chỉ biết thở vắn than dài, có lúc vì loạn lạc bị lột cả hoàng bào, có lúc vội vã, tất tả bỏ chạy khi nghe hơi quân Tây Sơn… rồi cuối cùng là sống lưu vong, chết nơi đất khách quê người. Những biểu hiện của tấm lòng trung đối với nhà Lê chỉ còn ở một vài hình ảnh lẻ tẻ, không tạo thành mạch vận động chính của tiểu thuyết, có khả năng thu hút những tình tiết khác. Lòng trung đó cuối cùng được dồn nén trong hình ảnh trái tim của Lê Chiêu Thống sau 12 năm quàn tại Trung Quốc khi đưa về nước “sắc máu hầu như vẫn còn đỏ tươi” [40;403].

Trong khi đó, chỉ cần ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, tác phẩm khắc họa được vô số những hình ảnh sống động giàu sức thuyết phục: cảnh kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy, cảnh kinh thành Thăng Long những ngày loạn lạc vì giặc giã, cảnh đoàn quân của Tôn Sĩ Nghị huênh hoang vào đất Việt, rồi rút chạy về nước trong nỗi kinh hoàng… Ấn tượng hơn là hình ảnh đoàn quân Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với cuộc Bắc tiến thần kỳ. Ngô gia rất có ý thức đề cao tư tưởng chính thống giống như tác giả Tam quốc diễn nghĩa

(Trung Quốc). Nhưng với sự ràng buộc của ngòi bút thực lục, khuynh hướng của tác phẩm không theo dự định ban đầu. Đứng về phía nhà Lê, nhưng tác giả

không có cách nào biện hộ cho vương triều này, đành phải chứng kiến sự hấp hối của nó. Tây Sơn tuy bị coi là “giặc”, nhưng lại được miêu tả với ngòi bút đầy hứng khởi. Từ trận sông Gián rồi đến Hạ Hồi, Ngọc Hồi thế quân Tây Sơn như chẻ tre, khiến Sầm Nghi Đống phải tự tử, Tôn Sĩ Nghị một phen mất vía kinh hồn: “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo”. “Mạch văn dồn dập, hào hùng sảng khoái không kém gì Bình Ngô đại cáo. Chiến công nối tiếp chiến công càng tôn vinh hình ảnh kỳ vĩ của người anh hùng dân tộc” [61;143].

Tuy nhiên, những dấu vết của mối thiện cảm giai cấp ở các tác giả họ Ngô vẫn còn đọng lại trong một vài chi tiết. Bên cạnh việc lên án, phê phán hành động bán nước đê hèn của Lê Chiêu Thống, các nhà văn vẫn dành sự cảm thông, xót thương cho những gian truân trong bước đường chạy trốn và sự lưu lạc nơi đất khách của vị vua này, (chi tiết trái tim không nát của Lê Chiêu Thống đã cho thấy được điều đó). Đồng thời, tác giả không đánh đồng quân đội Tây Sơn với quân đội nhà Thanh, nhưng vẫn có quan niệm mơ hồ cho Tây Sơn là một thứ giặc ở nước ngoài vào xâm chiếm đất nước của vua Lê; và Nam, Bắc là hai nước

Một phần của tài liệu Tính chất sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 82 - 84)