Khái niệm tính biên niên của hệ thống sự kiện

Một phần của tài liệu Tính chất sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 41)

Theo Từ điển tiếng Việt thì biên niên (sử) là “ghi chép sự kiện theo thứ tự thời gian từng năm một (sử biên niên)” [69;62]. Tương tự, trong Từ điển Hán -Việt, Đào Duy Anh cho rằng: biên niên sử là “lịch sử ghi chép theo thứ tự từng năm từng đời” [1;30]. Như vậy, biên niên là một khái niệm thuộc về sử học, thể hiện tính hệ thống trong việc trình bày các sự kiện tuân thủ theo thời gian, tính trước sau của sự kiện. Tuy nhiên, biên niên cũng được mở rộng phạm vi sử dụng ở một số lĩnh vực có liên quan, chẳng hạn như văn học. Những tác phẩm văn học trình bày theo lối biên niên sẽ giúp người đọc dễ theo dõi và nắm bắt được vấn đề mà tác giả muốn đề cập. Tính biên niên của hệ thống sự kiện được hiểu là cách thức trình bày và miêu tả những sự kiện trong một hệ thống hoàn chỉnh theo tuần tự thời gian, từ đời này sang đời khác. Những tác phẩm được trình bày theo lối biên niên đa phần phản ánh lịch sử, đó có thể là một giai đoạn, một quá trình với nhiều chặng thời gian nối tiếp nhau, tạo thành một hệ thống sự kiện.

Quy luật “cảm thụ toàn vẹn” đã chi phối thời gian, không gian trong văn học trung đại; và khi kể một sự kiện, người ta quan tâm tới nó từ đầu đến cuối (thủy mạt, bản mạt, nguyên ủy). Đối với trí thức Đông phương, bên cạnh kinh là sử, cho nên thời gian lịch sử có ảnh hưởng tới thời gian nghệ thuật trong truyện. Nếu truyện Trung Quốc phần nhiều lấy nhân vật lịch sử làm nhân vật chủ chốt, khai thác đề tài lịch sử, thì truyện Việt Nam nặng về khai thác truyện dân gian và truyền kỳ, kinh dị, do đó ảnh hưởng của thời gian lịch sử không sâu đậm như truyện Trung Quốc. Các truyện như Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Thiền uyển tập anh, Truyền kỳ tân phả, Vũ trung tùy bút… cho đến các truyện chữ Hán thế kỷ XIX phần nhiều đều ghi niên hiệu. Tuy nhiên, trong Truyền kỳ mạn lục niên hiệu không nhất nhất ghi lên dòng đầu nhằm làm giảm bớt ý vị truyện sử. Còn Hoàng Lê nhất thống chí lại nặng về ký sự lịch sử, năm tháng

được ghi chép cụ thể theo từng sự kiện, nhưng cũng thường mang tính chất chú thích.

Một phần của tài liệu Tính chất sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w