Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 97 - 101)

b) Thị trường xuất khẩu

4.3.2.8. Phân tích đối thủ cạnh tranh

a) Trong nước

Hiện nay, Việt Nam có hơn 205 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Trong đó có 113 doanh nghiệp đã tham gia vào Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Riêng ở thành phố Cần Thơ có trên 12 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các đơn vị dẫn đầu về số lượng xuất khẩu là Công ty Gentraco, Công ty lương thực Sông Hậu, Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ,… Một số thông tin tiêu biểu về hai công ty xuất khẩu gạo đứng đầu Cần Thơ như sau:

 Công ty Gentraco xuất khẩu gạo hằng năm trung bình đạt từ 250.000 – 300.000 tấn. Hiện nay, Gentraco có 11 dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu với tổng công suất 1.500 tấn gạo/ngày. Ngoài ra, công ty này cũng đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP). Với những kết quả đạt được, Gentraco luôn đứng trong tốp 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. nếp và gạo thơm với lượng gạo xuất khẩu khoảng 40,000 tấn/ tháng. Bên cạnh đó, gạo thơm mang nhãn hiệu MISS CAN THO và WHITE STORK cũng được bán ở thị trường trong nước.

 Công ty lương thực Sông Hậu là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam, sản lượng gạo bán ra đạt 200.000 tấn/năm. Với hệ thống máy đánh bóng gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, tổng công suất đạt 900 tấn gạo/ngày. Đặc biệt công ty có khả năng cung cấp các loại gạo thơm đặc sản như Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên,… với số lượng lớn. Sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, đảm bảo các thông số kỹ thuật vệ chất lượng và chỉ tiêu an toàn lương thực.

 Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ Đỏ ( tiền thân là Nông trường Cờ Đỏ) có hệ thống 7 nhà máy xay xát và chế biến gạo được trang bị các máy móc hiện đại với công suất chế biến 750 tấn gạo / ngày và hệ thống kho tàng có sức chứa trên 45.000 tấn. Sản phầm gạo thơm chất lượng cao khoảng 60.000 tấn được kiểm soát và giám sát chặt chẻ từ khâu lúa giống cho đến chế biến thành gạo thành phẩm theo quy trình kỷ thuật tiên tiến nên chất lương luôn ổn định, đã xuất khẩu sang nhiều nước như Philippins, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Australia và một số nước Trung đông.

Các đối thủ cạnh tranh này có ưu điểm nổi bật là qui mô hoạt động lớn hơn công ty Mekonimex, mạnh tay trong các hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài ra, họ có dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lớn. Ngoài các loại gạo phân biệt phần trăm tấm, họ còn có khả năng cung cấp các loại gạo đặc sản với số lượng lớn. Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật, được chứng nhận về chất lượng và có thương hiệu riêng. Đây là những điểm hạn chế của công ty Mekonimex so với các đối thủ cạnh tranh vì hiện công ty chỉ kinh doanh xuất khẩu các loại gạo thông thường. Công ty và các đối thủ cạnh tranh nay đều hoạt động lâu năm trong ngành nên đã có những thị trường truyền thống riêng. Tuy nhiên, trong tương lai công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường và qui mô hoạt động bởi đã đi sau đối thủ về hoạt động xúc tiến thương mại, khẳng định chất lượng lượng sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta để kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong những tháng đầu 2011, bộ Công thương đã cho phép hơn năm doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp này có nguồn lực tài chính dồi dào, có kênh phân phối quốc tế khá rộng là mối de dọa, đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của ta nói chung và công ty Mekonimex nói riêng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài này chỉ mới hoạt động tại Việt Nam nên chưa có quan hệ

với các nhà cung ứng nguyên liệu ổn định cũng như chưa có nhiều kinh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

b) Nước ngoài

Thái Lan

Thái Lan đã tụt xuống vị trí thứ ba trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới sau Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị mà hạt gạo mang về cho nước này vẫn cao hơn nhiều so với Việt Nam. Chiến lược xuất khẩu gạo của Thái Lan tập trung vào 3 điểm chính. Đối với sản xuất, nước này đầu tư cho nghiên cứu khoa học cho ra đời nhiều giống lúa có ưu điểm vượt trội cho năng xuất và chất lượng cao đồng thời áp dụng nhiều biện pháp giảm thất thoát trong quá trình thu hoạch. Đối với thương mại và thị trường, Thái Lan áp dụng triệt để marketing – mix tập trung tuyên truyền dùng gạo Thái, xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường. Chẳng hạn như Chính phủ Thái Lan nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của mình bằng cách cử các phái đoàn thương mại sang những thị trường mới như Senegal, Ghana, Tunisia, các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và Trung Quốc. Các thị trường này rất tin tưởng vào tiêu chuẩn và chất lượng gạo Thái Lan và hầu hết họ đều đã tăng nhập khẩu gạo từ nước này. Đối với chính sách về gạo, Nhà nước phối hợp với tư nhân áp dụng chính sách khép kín từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến, tiếp thị cho tới xuất khẩu. Với vị thế của mình, Thái Lan luôn chi phối mạnh mẽ tình hình cung cầu và giá gạo thế giới. Vì thế, giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào động thái của Thái Lan

Hiện Việt Nam đã vượt qua Thái Lan về lượng xuất khẩu gạo nhưng chất lượng và giá gạo của ta vẫn thấp hơn Thái Lan nên giá trị xuất khẩu mang về chưa cao. Chính phủ Thái Lan đang áp dụng chính sách mới về giá lúa gạo từ 10/2011. Theo cam kết của tân thủ tướng Thái Lan với nông dân trong cuộc tranh cử tổng thống, nước này đã nâng giá thu mua lúa cho người nông dân. Theo đó, lúa thường sẽ vào khoảng 500 USD/tấn và lúa đặc sản là 670 USD/ tấn, tức là cao hơn khoảng 40% so với mức giá thông thường. Khi Thái lan tăng giá thu mua gạo của người nông dân đã đẩy giá xuất khẩu lên cao, những thị trường của nước này có thể tìm đến những nhà cung ứng có mức giá hợp lý hơn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là một số thị trường như Malaysia, Singapore trước nay vẫn nhập khẩu lượng lớn gạo từ Thái Lan.

Gần đây, Chính phủ Thái Lan đã giảm giá thu mua tạm trữ gạo trong dân, đồng thời xuất kho tạm trữ. Chính phủ Thái Lan cũng chấp nhận lỗ, bán hạ giá để tìm cách giải phóng tồn kho lâu ngày, hư hỏng, xuống cấp và thất

thoát trong điều kiện đấu thầu không xác định rõ nguồn cung cấp, chất lượng gạo và giá chào mua thấp hơn mức giá dự kiến. Thái Lan sẽ mở thầu bán gạo tồn kho thường xuyên hàng tháng cho các nhà xuất khẩu và tìm cách bán theo hợp đồng chính phủ. Nếu Thái Lan thành công trong việc giải phóng hàng tồn kho với mức giá gạo mà chính phủ chấp nhận sẽ quyết định giá gạo của thế giới.

Ấn Độ

Sau thời gian giảm xuất khẩu gạo để bù vào sản lượng thiếu hụt trong nước. Năm 2012, Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo vượt xa Việt Nam (gần 7,72 triệu tấn) và Thái Lan (7,5 triệu tấn) vươn lên thành nước xuất khẩu gạo số một thế giới, trở thành đối thủ cạnh canh lớn và đáng lo ngại đối vói các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Thực tế những năm qua cho thấy, động thái xuất nhập khẩu gạo của Ấn Độ rất phức tạp và khó dự đoán. Có năm quốc gia này xuất khẩu 2 triệu tấn gạo, có năm tăng lên 3 triệu tấn, có năm lại xuất khẩu đột biến tới 6 triệu tấn, chỉ sau Thái Lan và gần đây nhất là 8 triệu tấn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của một số chuyên gia cho rằng, khi nào kho dự trữ đầy thì nước này đẩy mạnh xuất khẩu để giảm lượng lúa tồn kho, lúc thiếu hụt lại mua vào để dự trữ, gây bất ổn giá trên thị trường thế giới. Với thời tiết thuận lợi, dự kiến Ấn Độ sẽ thu hoạch bội thu và xuất khẩu vượt kỷ lục trong năm 2013. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ tới các nước xuất khẩu gạo, cạnh tranh về lượng và giá sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Campuchia

Hiện nay, Campuchia đang đứng ở vị trí thứ tám trong top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nước này dự định sẽ trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ chốt trên thị trường thế giới. Chính phủ Campuchia đã thông báo mục tiêu này vào tháng 8 năm 2010. Thủ tướng Campuchia cho biết chính phủ nước này đã ấn định năm 2015 là năm hiện thực mục tiêu trở thành một trong những nước dự trữ và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, Chính phủ Campuchia sẽ bảo lãnh 50% rủi ro cho các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay vốn để sản xuất, chế biến và dự trữ gạo. Năm 2012, nước này đã xuất khẩu được khoảng 0,8 triệu tấn gạo. Trong tương lai, Campuchia có thể sẽ trở thành một đối thủ mạnh đối với nước ta trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Các đối thủ cạnh tranh khác

Pakistan đang đứng ở vị trí thứ 4 trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2012, nước này xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn gạo. Đây được xem là đối thủ canh tranh của nước ta ở thị trường châu Phi, vì châu Phi mua gạo 5% tấm từ Pakistan sẽ có giá rẻ hơn Việt Nam từ 10 – 15 USD/tấn và tiết kiệm thêm 15 USD cước phí vận chuyển.

Còn Myanmar mới tham gia thị trường xuất khẩu gạo từ năm 2005. Năm 2012, do bất ổn trong nước và thời tiết không thuận lợi nước này chỉ xuất khẩu với lượng khoảng 0,6 triệu tấn gạo. Trong những vài năm trở lại đây, Myanma có nhiều chính sách cải cách mở cửa nhằm thu hút đầu tư phát triển đất nước. Nhiều nước đã bải bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước này. Xuất khẩu gạo của nước này hứa hẹn sẽ phát triển mạnh và có thể trở thành đối thủ lớn về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)