Phát triển thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 107 - 108)

b) Thị trường xuất khẩu

5.3.1.Phát triển thị trường

Giải pháp phát triển thị trường là tìm cách bán nhiều hơn các sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện có và những thị trường mới qua đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo giải pháp này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bị thu hẹp, công ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đang sản xuất. Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm vùng lãnh thổ, quốc gia khác. Đây là giải pháp được nhiều công ty của các quốc gia phát triển trên thế giới thực hiện để gia tăng doanh số và lợi nhuận. Tuy nhiên, khi quyết định phát triển thị trường mới phải chú ý cân nhắc các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh cũng như cân nhắc đến yếu tố chi phí, thu nhập, đặc điểm sản phẩm và đánh giá các khả năng phát triển thị trường. Để phát triển thị trường cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, trong thời gian tới công ty cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

a) Tăng cường khai thác thị trường truyền thống

Công ty Mekonimex đã hoạt động lâu năm nên đã hình thành được những thị trường truyền thống riêng cho công ty, chủ yếu là các nước trong khu vực châu Á như Philippines, Indonesia, Malaysia,… Ngoài ra, đồng VND đang giảm giá mạnh so với các nước trong khu vực tạo lợi thế cho giá gạo cạnh tranh hơn. Vì thế công ty cần nổ lực tận dụng lợi thế để xúc tiến thương mại, tìm kiếm các đối tác mới nhằm mở rộng thị phần tại các thị trường này. Công ty nên thường xuyên cử nhân viên sang những thị trường này nhằm khảo sát thị trường và tìm kiếm đối tác nhập khẩu trực tiếp sản phẩm gạo từ công ty trong bối cảnh các nước này đang có xu hướng tư nhân hóa hoạt động nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó, cũng thực hiện nhiệm vụ điều tra nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, giá cả,… báo cáo về công ty để công ty tập trung đẩy mạnh xuất khẩu những loại gạo có ưu thế, phù hợp với từng thị trường đồng thời cắt giảm những mặt hàng gạo không hiệu quả.

Công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống để hạn chế các đối thủ khác chiếm thị phần, giành đối tác đồng thời giữ vững sự tín nhiệm của khách hàng. Cụ thể, công ty cần đảm bảo luôn có nguồn hàng cung ứng khi nhận đơn đặt hàng từ phía đối tác, đảm bảo luôn giao hàng đúng hợp đồng, chất lượng đồng đều, tiêu chuẩn phù hợp theo hợp đồng. Để làm được điều này, công ty cần có đội ngũ nhân viên

kiểm tra chất lượng có trình độ chuyên môn và đáng tin cậy để quản lý tốt về chất lượng và số lượng sản phẩm trong các đơn hàng xuất khẩu.

b) Xúc tiến mở rộng thị trường tiềm năng

Trong bối cảnh các thị trường truyền thống của công ty đang nổ lực thực hiện chính sách tự túc về lương thực, khuyến khích tăng cường sản xuất lúa gạo trong nước dẫn đến nhu cầu nhập khẩu gạo ở những thị trường này đang có xu hướng giảm. Việc tìm kiếm và mở rộng xuất khẩu sang những thị trường mới đối với công ty trong giai đoạn này là rất cần thiết, nhằm giảm lệ thuộc vào những thị trường truyền thống đồng thời nâng cao hiệu quả xuất khẩu tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

Đối với thị trường Trung Quốc, ngoài các giải pháp áp dụng cho thị trường truyền thống, công ty cần đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thương hiệu và sản phẩm, tìm kiếm nhiều đối tác hơn nữa thông các bạn hàng đã có của công ty. Không nên xem thị trường này là thị trường tạm thời, cần giữ mối quan hệ làm ăn tốt đẹp lâu dài với các đối tác Trung Quốc vì người Trung Quốc rất coi trọng các mối quan hệ trong kinh doanh. Thị trường này được đánh giá là có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn và còn nhiều tiềm năng trong tương lai, xây dựng được mối quan hệ kinh doanh tốt với các đối tác nước này sẽ là đoàn bẩy để công ty có được những khách hàng mới, mở rộng xuất khẩu tại thị trường này hiệu quả.

Các thị trường Bangladesh, East Timor, Hồng Kông, Singapore nhập khẩu gạo của công ty không đáng kể. Tuy nhiên, đây là những thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo, đã có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty. Vì thế công ty cần giữ vững quan hệ đối tác với các thị trường này làm bàn đạp cho việc mở rộng thị trường tăng lượng xuất khẩu trong tương lai. Bên cạnh các thị trường đã có như Hông Kông, Singapore, một số thị trường khác ở châu Á có nhu cầu nhập khẩu gạo cao mà công ty chưa thâm nhập được như Hàn Quốc, Nhật Bản,… vẫn là những thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt là đối với mặt hàng gạo chất lượng cao đòi hỏi chất lượng khá khắc khe. Vì thế, ngoài các biện pháp marketing, nghiên cứu thị trường, công ty cần thực hiện đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm (trình bày ở phần sau) để có nguồn cung ổn định, đạt tiêu chuẩn nông sản sạch.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 107 - 108)