Công nghệ sản xuất, chế biến

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 81 - 82)

Thiết bị công nghệ xay xát, chế biến đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo thành phẩm và nhu cầu thị hiếu của thị trường xuất khẩu. Trang thiết bị chế biến của công ty tương đối đồng bộ và chất lượng. Năm 2006, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất lao bóng gạo, công xuất 8 tấn/giờ, trị giá khoảng 7 tỷ đồng và đưa vào sử dụng năm 2007. Vì vậy công ty có khả năng cung ứng tốt các hợp đồng xuất khẩu. Hai xí nghiệp sản xuất và chế biến gạo An Bình và Thới Thạnh cung cấp khoảng 70% cho nhu cầu xuất khẩu nên công ty vẫn phải thu mua thêm 30% gạo thành phẩm bên ngoài. Năm 2011, công ty xây dựng thêm 2 nhà máy xay xát và một nhà máy chế biến gạo đã góp phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu, đáp ứng tốt các hợp đồng lớn từ phía đối tác. Một hạn chế của công ty là gạo 15% và 25% tấm chiếm đa số. Bên cạnh đó, tỷ lệ hao hụt còn khá lớn, cứ 10.000 tấn gạo mua vào thì có khoảng 145 tấn bị hao hụt. Đây là một hạn chế rất lớn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các công ty lớn

trong lĩnh vực xuất khẩu gạo như Gentraco hay công ty Lương Thực Sông Hậu có dây chuyền chế biến với công suất đạt khoảng 1.000 tấn/ngày. Ngoài ra các công ty này còn có khả năng chế biến gạo chất lượng cao 0% tấm. Vì vậy, trong tương lại công ty cần đầu tư cho công nghệ để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tại những thị trường khó tính cũng như những thị trường tiềm năng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 81 - 82)