Gạo % tấm là cách gọi thể hiện số hạt tấm tối đa lẫn trong trung bình 100 hạt gạo. Trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, ngoài loại gạo thơm xuất sang thị trường Hồng Kông và gạo 20% tấm xuất vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore với lượng không đáng kể vào năm 2012 thì công ty xuất sang thị trường châu Á ba loại gạo chính là: 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm. Dựa vào hình 4.6 về cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu theo sản lượng của Mekonimex sang thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013, có thể thấy:
Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là gạo 15% tấm, loại gạo này rất được thị trường châu Á ưa chuộng như Philippines, Indonesia, Trung Quốc. Hằng năm loại gạo này luôn chiếm trên 70% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty và thường được xuất khẩu theo hình thức ủy thác theo hợp đồng chính phủ nên lượng xuất thường rất lớn. Kế đến là loại gạo 5% tấm chiếm từ 16% đến 27% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012. Gạo 5% tấm thường là gạo chất lượng cao được xuất sang các thị trường như Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc. Loại gạo 25% tấm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty. Loại gạo này được xuất sang thị trường dễ tính và có nhu cầu gạo phẩm cấp thấp như East Timor và Bangladesh trong năm 2010 với tổng giá trị chỉ khoảng 0,35 triệu USD.
16 27 18 5 76 73 77 95 5 8 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6th 2013 5% tấm 15% tấm 20% tấm 25% tấm
Nguồn: phòng kinh doanh, 2013
Hình 4.6 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu theo sản lượng của Mekonimex sang thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
4.2.3.1. Sản lượng xuất khẩu
Bảng 4.10 thể hiện sản lượng gạo xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty Mekonimex tại thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Có thể thấy, trong giai đoạn này công ty chủ yếu xuất sang thị trường châu Á hai loại gạo chính là 5% tấm và 15% tấm.
a) Gạo 5% tấm
Gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty, được công ty xuất khẩu chủ yếu bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Trong năm 2010, thị trường xuất khẩu loại gạo này của công ty gồm có: Malaysia, Hồng Kông và Philippines với tổng sản lượng đạt 1.850 tấn. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu loại gạo này sang các thị trường ở châu Á đã tăng lên 5.626 tấn tăng 3.776 tấn so với năm 2010. Lý giải điều này, chủ yếu là do công ty có đơn hàng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc với số lượng lớn đạt 2.000 tấn và ủy thác xuất khẩu sang thị trường Malaysia với lượng trên 3.000 tấn. Năm 2012, thị trường Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu loại gạo 15% tấm. Malaysia trở thành thị trường lớn nhất của công ty về nhập khẩu loại gạo này. Sản lượng xuất khẩu loại gạo 5% tấm trong năm 2012 đã tăng lên mức kỷ lục, cán mốc 6.202 tấn tăng 10% so với năm 2011. Trong 6 tháng 2013, công ty chỉ mới xuất sang thị trường Malaysia được 400 tấn gạo giảm mạnh gần 85% so với cùng kỳ năm 2012 với lượng xuất là 2.690 tấn.
b) Gạo 15% tấm
Gạo 15% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty tại thị trường châu Á. Năm 2010, thị trường xuất khẩu loại gạo này của công ty gồm: Singapore, Trung Quốc, Philippines và Indonesia đạt tổng sản lượng xuất khẩu 8.789 tấn. Trong đó, thị trường Philippines và Indonesia là hai thị trường truyền thống quan trọng của công ty với lượng xuất khẩu hàng năm luôn ở mức cao. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 15.502 tấn tăng 76% so với năm 2010. Năm 2012, bên cạnh các thị trường truyền thống nhập khẩu gạo 15% tấm với lượng lớn như Philippines, Indonesia, các doanh nghiệp Trung Quốc quay trở lại nhập khẩu loại gạo 15% tấm từ công ty góp phần đưa tổng sản lượng xuất khẩu loại gạo này đạt mức cao nhất trong 3 năm là 25.918 tấn tăng 10.416 tấn , tỷ lệ tăng 67% so với năm 2011. Trong 6 tháng năm 2013, thị trường xuất khẩu gạo 15% tấm ít biến động. Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu gạo 15% tấm trong 6 tháng đầu năm 2013 còn thấp chỉ đạt 7.320 tấn. Tuy nhiên, vẫn cao hơn cùng kỳ 2012 là 1.629 tấn.
Bảng 4.10: Sản lượng gạo xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty Mekonimex tại thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013.
Đơn vị: tấn 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với
6th 2012 Loại gạo 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 5% tấm 1.850 5.626 6.202 2.690 400 3.776 204 576 10 -2.290 -85 15% tấm 8.789 15.502 25.918 5.691 7.320 6.713 76 10.416 67 1.629 29 20% tấm 0 0 1.700 700 0 0 x 1.700 x -700 x 25% tấm 1.001 0 0 0 0 -1.001 -100 0 x 0 x Gạo thơm 0 0 76 26 0 0 x 76 x -26 x Tổng 11.640 21.128 33.896 9.107 7.720 9.488 82 12.768 60 -1.387 -15
4.2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 4.11 thể hiện kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng của công ty Mekonimex tại thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Ta thấy:
a) Gạo 5% tấm
Loại gạo này thường được thị trường các nước châu Á như Hồng Kông, Malaysia ưa chuộng. Theo đà tăng của sản lượng, kim ngạch xuất khẩu loại gạo 15% tấm cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Nếu như năm 2010 kim ngạch xuất khẩu loại gạo này chỉ mới đạt khoảng 0,86 triệu USD thì đến năm 2011 đã tăng lên trên 2,7 triệu USD, tăng gần 1,9 triệu USD so với năm 2010. Năm 2012, thị trường Malaysia đặt hàng cho công ty loại gạo này với số lượng rất lớn đạt 6.201,50 tấn góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 5% tấm tăng thêm 10% so với năm 2011 đạt trên 3 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 175 ngàn USD, đã giảm 87% so với cùng kỳ 2012. Trong 6 tháng cuối năm công ty cần tiếp tục xúc tiến, ký kết thêm nhiều hợp đồng mới với các thị trường ưa chuộng gạo 5% tấm như, Hồng Kông, Malaysia và Sigapore
b) Gạo 15% tấm
Có thể nói, mặt hàng đem về kim ngạch xuất khẩu cao nhất cho công ty là mặt hàng gạo 15% tấm. Loại gạo này được các thị trường như Philippines, Indonesia ưa chuộng, được xuất khẩu chủ yếu bằng hình thức ủy thác với lượng xuất thường lớn và giá cả ổn định. Theo đà tăng của sản lượng xuất khẩu qua từng năm, tổng kim ngạch xuất khẩu loại gạo này năm 2010 đạt 4,2 triệu USD. Trong năm 2011, con số này đã tăng lên trên 7,5 triệu USD, tăng 79% so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo 15% tấm tiếp tục tăng 47% so với năm 2011 đạt trên 11 triệu USD, cao nhất trong giai đoạn này. 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu loại gạo này đã mang về cho công ty 2,8 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2012.
Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng của công ty Mekonimex tại thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Đơn vị: ngàn USD 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với 6th 2012 Loại gạo 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 5% tấm 856 2.742 3.028 1.358 175 1.886 220 286 10 -1.183 -87 15% tấm 4.207 7.549 11.124 2.680 2.847 3.342 79 3.575 47 167 6 20% tấm 0 0 693 291 0 0 x 693 x -291 x 25% tấm 348 0 0 0 0 -348 -100 0 x 0 x Gạo thơm 0 0 47 15 0 0 x 47 x -15 x Tổng 5.411 10.291 14.892 4.344 3.022 4.880 90 4.601 45 -1.322 -30
4.2.3.3. Giá xuất khẩu
Trong giai đoạn 2010 – 2012, gạo 5% tấm có mức giá xuất khẩu bình quân tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ từ 463 USD/tấn năm 2010 lên 488 USD/tấn năm 2012. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, mức giá này đã giảm xuống còn 438 USD/tấn.
Giá xuất khẩu của loại gạo 15% tăng nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2011, với mức giá gần tương đương với gạo 5% tấm. Tuy nhiên về sau, giá loại gạo này đã có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2012, mức giá gạo 15% tấm bình quân khoảng 429 USD/tấn đã giảm 58 USD/tấn so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 mức giá này tiếp tục giảm chỉ còn 389 USD/tấn.
488 438 438 429 463 487 479 487 389 0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012 6th 2013 Năm U S D /t ấn 5% tấm 15% tấm
Nguồn: phòng kinh doanh, 2013
Hình 4.7 Giá gạo bình quân xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Mekonimex tại thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
Có thể thấy gạo 15% chủ yếu được xuất theo hình thức ủy thác nên thường có lợi thế về giá trong khi gạo 5% tấm chủ yếu được xuất khẩu trực tiếp nên giá bán mang tính cạnh tranh cao. Điều này đã làm giá xuất khẩu của hai loại gạo này không chênh lệch nhau nhiều. Tuy nhiên, dễ nhận thấy là giá gạo 5% luôn có xu hướng cao hơn gạo 15% tấm do chất lượng tốt hơn vì thế kim ngạch xuất khẩu của loại gạo này mang về cũng cao hơn. Nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao tại thị trường châu Á là rất lớn và ngày càng tăng theo nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả nhu cầu này, vì thế trong tương lai công ty cần có chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu đem lại giá trị cao hơn cho hạt gạo trong nước nhất là khi ủy thác xuất khẩu đang dần bị thu hẹp so với hình thức xuất khẩu trực tiếp.