Phân tích theo thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 65)

Thị trường xuất khẩu gạo của công ty tại châu Á tương đối ổn định, dao động từ 4 đến 6 thị trương mỗi năm. Các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia,… là những thị trường truyền thống với sản lượng gạo hằng năm công ty xuất sang những thị trường này tương đối lớn và ổn định. Một số thị trường khác có nhu cầu nhập khẩu gạo từ công ty không cao chỉ nhập khẩu một hai năm thì gián đoạn. Tuy nhiên, thay vào đó là sự tiếp cận các khách hàng mới vì vậy hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty vẫn duy trì và phát triển trong các năm qua.

4.2.4.1. Sản lượng xuất khẩu

a) Biến động về sản lượng

Bảng 4.12 thể hiện sản lượng gạo xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty Mekonimex tại châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013.

Indonesia

Indonesia được xem là một trong những thị trường quan trọng của công ty trong thời gian qua. Thông qua các hợp đồng ủy thác, công ty xuất khẩu sang thị trường này hằng năm với lượng gạo tương đối lớn. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, Indonesia đang là thị trường có nhiều tiềm năng để khai thác. Năm 2011, Indonesia chỉ thu hoạch được 66 triệu tấn lúa, do lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, lượng lúa nay không đủ để đáp ứng tiêu thụ trong nước đã làm cầu về gạo tăng cao trong nước. Nguyên nhân này góp phần làm lượng gạo của công ty xuất sang thị trường này tăng mạnh đạt 11.602 tấn, tăng 8.503 tấn so với năm 2010. Năm 2012, lượng gạo xuất sang thị trường này đã giảm trở lại chỉ còn 6.900 tấn, giảm 4.702 tấn so với năm 2011, giảm 41% về tỷ lệ. Trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty chưa có hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này, tình hình không mấy khả quan so với cùng kì năm 2012 với sản lượng 2.400 tấn. Trong năm 2013, Indonesia đặt mục tiêu tự cung tự cấp về gạo, sản xuất gạo với sản lượng cao hơn và đa dạng hóa thực phẩm để giúp nước này giảm phụ thuộc vào nhập khẩu gạo.

Xét về lượng gạo xuất khẩu của công ty so với cả nước (Bảng 4.13), nhìn chung thị phần xuất khẩu gạo của công ty chỉ chiếm lượng nhỏ chưa đến 1% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước sang thị trường Indonesia nhưng có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010, công ty xuất khoảng 3.000 tấn gạo sang Indonesia chiếm khoảng 0,43% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Năm 2011, lượng xuất khẩu gạo của cả nước tăng lên 1,7 triệu tấn theo đó lượng gạo xuất khẩu của công ty cũng tăng vọt lên

mức trên 11.000 tấn chiếm khoảng 0,65% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Sang năm 2012, mặc dù sản lượng xuất khẩu gạo có giảm song thị phần của công ty vẫn chiếm khoảng 0.75% tăng 0,1% so với năm 2011.

Bảng 4.13: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Indonesia so với cả nước giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: triệu tấn Năm Cả nước Công ty Thị phần của công ty (%)

2010 0,69 0,003 0,43

2011 1,70 0,011 0,65

2012 0,93 0,007 0,75

6 th 2013 0,08 0 0

Nguồn: Vinanet, Phòng kinh doanh công ty Mekonimex, 2011, 2012, 2013

Philippines

Philippines là thị trường tập trung của chính phủ, công ty chủ yếu xuất khẩu gạo sang nước này bằng hình thức ủy thác qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trực tiếp xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là một trong những thị trường chính của công ty. Trong 3 năm và nửa năm trở lại đây, sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này được duy trì ổn định. Năm 2010, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này của công ty đạt 5.100 tấn. Sang năm 2011 công ty chỉ xuất sang thị trường này được 2.000 tấn giảm 61% so với so với năm 2010, chủ yếu là do thị trường này đặt hàng từ những nguồn cung khác. Năm 2012, sản lượng xuất khẩu đã có bước tăng trở lại đạt 7.120 tấn tăng 5.120 tấn so với năm 2011, tỷ lệ tăng 256%. Hiện nay, Việt Nam vẫn là nhà cung ứng gạo lớn nhất của Philippines. Tuy nhiên, nước này đang hướng đến việc thoát khỏi sự ảnh hưởng của Việt Nam khi nước này đang tiến tới ký thỏa ước nhập khẩu gạo với Thái Lan, đang đàm phán với Campuchia, và Ấn Độ. Những năm gần đây Philippines cũng đã đẩy mạnh hơn trong việc sản xuất gạo với mục tiêu trở thành nước tự cung cấp và xuất khẩu trong năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình không mấy khả quan khi xuất khẩu sang thị trường này chỉ mới đạt 1.280 tấn giảm 58% so với 3.071 tấn của cùng kỳ năm 2012.

Bảng 4.14: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Philippines so với cả nước giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: triệu tấn Năm Cả nước Công ty Thị phần của công ty (%)

2010 1,50 0,005 0,33

2011 1,00 0,002 0,20

2012 1,11 0,007 0,63

6 th 2013 0,30 0,001 0,33

Nguồn: Vinanet, Phòng kinh doanh công ty Mekonimex, 2011, 2012, 2013

Xét về sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Philippines so với cả nước giai đoạn này (Bảng 4.14) nhìn chung có sự biến động tăng giảm theo xu hướng biến động chung về lượng gạo xuất khẩu của cả nước và dao động không quá 1% tổng lượng xuất khẩu cả nước. Thị phần xuất khẩu gạo của công ty trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước sang thị trường Philippines trong khoảng 0,2% đến 0,33%. Riêng năm 2012, có sự tăng vọt về lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Cụ thể trong năm này, công ty đã xuất được hơn 7.000 tấn gạo chiếm 0,63% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Malaysia

Sau Indonesia và Philippines, Malaysia được xem là thị trường truyền thống quan trọng thứ 3 của công ty. Với nhu cầu tiêu thụ gạo cao, sản lượng công ty xuất khẩu sang thị trường này tăng liên tục trong giai đoạn 3 năm phân tích. Đây cũng là một trong những thị trường tập trung xuất khẩu của chính phủ vì thế công ty xuất gạo sang thị trường này chủ yếu bằng hình thức ủy thác xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này qua 3 năm đều tăng. Theo số liệu cho thấy, năm 2010 công ty chỉ xuất có 800 tấn thì đến năm 2012 đã tăng lên 6.202 tấn, tỷ lệ tăng mỗi năm trên 100%. Theo bộ nông nghiệp nước này, sản lượng lúa gạo sản xuất trong nước chỉ đạt 1,74 triệu tấn trong năm 2012, tương đương 75,3% so với nhu cầu 2,32 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty chỉ mới xuất khẩu ủy thác sang thị trường này 400 tấn gạo giảm 82% so với 2.200 tấn của cùng kỳ năm 2012.

Bảng 4.15: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Malaysia so với cả nước giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: triệu tấn Năm Cả nước Công ty Thị phần của công ty (%)

2010 0,40 0,0008 0,20

2011 0,46 0,003 0,65

2012 0,76 0,006 0,79

6 th 2013 0,20 0,0004 0,20

Nguồn: Vinanet, Phòng kinh doanh công ty Mekonimex, 2011, 2012, 2013

Thị phần của công ty trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước sang thị trường Malaysia (Bảng 4.15) tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng chiếm chưa đến 1% tổng lượng xuất khẩu cả nước. Nếu như năm 2010 công ty chỉ xuất được 800 tấn gạo sang thị trường Malaysia, chiếm khoảng 0,2% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước thì sang năm 2011 lượng gạo xuất của công ty đã tăng lên trên 3.000 tấn chiếm 0,65% thị phần gạo xuất khẩu cả nước. Năm 2012, lượng gạo của công ty xuất sang Malaysia đã tăng gấp đôi so với năm 2011 đạt hơn 6.000 tấn chiếm 0,79% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tiến độ nhập khẩu của Malaysia có phần chậm lại, công ty chỉ mới xuất được 400 tấn so với 0,2 triệu tấn của cả nước chiếm khoảng 0,2% lượng gạo xuất khẩu cả nước sang thị trường này.

Bảng 4.12: Sản lượng gạo xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty Mekonimex tại châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013 Đơn vị: tấn 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với 6th 2012 Thị trường 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Indonesia 3.099 11.602 6.900 2.400 0 8.503 274 -4.702 -41 -2.400 -100 Philippines 5.100 2.000 7.120 3.071 1.280 -3.100 -61 5.120 256 -1.791 -58 Malaysia 800 3.051 6.202 2.200 400 2.251 281 3.151 103 -1.800 -82 Hồng Kông 750 575 76 26 0 -175 -23 -499 -87 -26 -100 Singapore 390 0 528 220 440 -390 -100 528 x 220 100 Trung Quốc 500 2.000 11.370 490 4.600 1.500 300 9.370 469 4.110 839 Khác 1.001 1.899 1.700 700 1.000 898 90 -199 -10 300 43 Tổng 11.640 21.127 33.896 9.107 7.720 9.487 82 12.768 60 -1.387 -15

Singapore

Singapore là thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty. Gạo xuất sang thị trường này thường yêu cầu cao về chất lượng, đồng thời các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khá khắc khe. Thị trường này có hợp đồng nhập khẩu gạo với công ty không liên tục. Năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này đạt 390 tấn. Nhưng đến năm 2011 thì công ty không có hợp đồng xuất khẩu với thị trường này. Sang năm 2012, thị trường này nối lại hoạt động nhập khẩu gạo của công ty với lượng 528 tấn. 6 tháng đầu năm 2013, công ty nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo với thị trường này đưa lượng gạo xuất khẩu đạt 440 tấn tăng 100% so với cùng kỳ 2011.

Bảng 4.16: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Singapore so với cả nước giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: triệu tấn Năm Cả nước Công ty Thị phần của công ty (%)

2010 0,54 0,0004 0,07

2011 0,36 0 0

2012 0,27 0,0005 0,19

6 th 2013 0,17 0,0004 0,24

Nguồn: Vinanet, Phòng kinh doanh công ty Mekonimex, 2011, 2012, 2013

Thị phần của công ty trong tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước sang thị trường Singapore (Bảng 4.16) nhìn chung có sự biến động theo chiều hướng tăng trong giai đoạn này nhưng chiếm chưa đến 0,5% tổng lượng xuất khẩu của cả nước. Ngoại trừ năm 2011 công ty không ký được hợp đồng xuất khẩu thì trong các năm còn lại sản lượng gạo xuất khẩu của công ty luôn ở mức ổn định dao động khoảng 400 đến 500 tấn cộng với lượng gạo xuất khẩu cả nước giảm qua từng năm đã làm thị phần xuất khẩu của công ty có sự gia tăng từ 0,07% năm 2010 lên 0,19% năm 2012. Riêng trong 6 tháng 2013, công ty đã xuất sang Singapore được trên 400 tấn gạo chiếm khoảng 0,24% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mới, đầy tiềm năng của công ty trong giai đoạn này. Hoạt đông xuất khẩu sang thị trường này chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhưng được đánh giá khá hiệu quả do nhu cầu tiêu thụ gạo của thị trường này là rất lớn.

Năm 2010, Trung Quốc đại lục chỉ mới nhập khẩu gạo từ công ty với lượng 500 tấn trong khi thị trường Hồng Kông là 750 tấn thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên 2000 tấn, tỷ lệ tăng đạt 300% trong khi thị trường Hồng Kông giảm xuống còn 575 tấn. Thị trường Hồng Kông chủ yếu nhập gạo chất lượng cao 5% tấm từ công ty với số lượng thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Năm 2012, theo xu thế chung của xuất khẩu cả nước, lượng gạo xuất sang Trung Quốc đại lục của công ty tăng nhanh kỷ lục đạt ở mức 11.370 tấn tăng 9.370 tấn, tỷ lệ tăng 469%. 6 tháng đầu năm 2013, công ty cũng đã xuất sang thị trường này 4.600 tấn gạo, tăng 4.110 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng 4.17: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc đại lục so với cả nước giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: triệu tấn Năm Cả nước Công ty Thị phần của công ty (%)

2010 0,12 0,0005 0,42

2011 0,30 0,002 0,67

2012 2,00 0,011 0,55

6 th 2013 1,29 0,004 0,31

Nguồn: Vinanet, Phòng kinh doanh công ty Mekonimex, 2011, 2012, 2013

Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc đại lục (Bảng 4.17) tăng nhanh trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng vẫn chiếm thị phần nhỏ trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước khoảng 0,42% đến 0,67%. Sản lượng gạo của công ty xuất sang thị trường này tăng cao nhất vào năm 2012 đạt trên 11.000 tấn chiếm khoảng 0,55% trong tổng số 2 triệu tấn gạo xuất khẩu của cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty chiếm khoảng 0,31% thị phần gạo xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

Một số thị trường khác ở châu Á

Ngoài các thị trường lớn trên, công ty còn giao dịch với một số thị trường khác ở châu Á như East Timor, Bangladesh, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Đây là những thị trường có lượng gạo xuất sang tương đối nhỏ và không thường xuyên có giao dịch với công ty. Cụ thể, năm 2011, tổng lượng gạo xuất sang những thị trường này ước đạt 1.899 tấn tăng 898 tấn so với năm 2010. Trong năm 2012, sản lượng có giảm nhẹ đạt mức 1.700 tấn giảm 10% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore với lượng đạt 1.000 tấn tăng 300 tấn so với 6

tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ từ những thị trường này không cao, gạo xuất sang thị trường East Timor và Bangladesh chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp 25% tấm nên giá trị thu về cũng không cao. Tuy vậy, những thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển vì nhu cầu thị trường thay đổi qua từng năm, nhất là đã biết đến công ty qua nhiều giao dịch xuất nhập khẩu gạo. b) Về cơ cấu 27 44 7 3 4 15 55 9 14 9 13 20 21 18 2 34 5 17 5 6 60 12 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 tháng 2013

Indonesia Philippines Malaysia Singapore Trung Quốc Thị trường khác

Nguồn: phòng kinh doanh, 2013

Hình 4.8 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng của công ty Mekonimex tại châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013.

Qua hình 4.8 về cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng của công ty Mekonimex tại châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Ta thấy:

Indonesia là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất về lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường châu Á. Do nguồn cung gạo thiếu hụt trong nước, năm 2011 thị trường này chiếm tới 55% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty, tăng 28% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 20% chủ yếu do nguồn cung trong nước phục hồi và nhập khẩu từ các đối thủ khác. 6 tháng đầu năm 2013, công ty chưa có hợp đồng giao ủy thác sang thị trường này.

Philippines là thị trường chiếm tỷ trọng cao thứ 2 về lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường châu Á và có xu hướng thay đổi qua từng

năm, cao nhất là vào năm 2010 chiếm 44%. Tuy nhiên, giảm mạnh vào năm 2011 xuống còn 9%. Năm 2012, tỷ trọng này tăng so với 2011 đạt 21%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng gạo xuất sang thị trường này chiếm 17%, giảm 17% so với cùng kỳ 2012.

Nhìn chung, tỷ trọng sản lượng gạo xuất sang thị trường Malaysia trong tổng lượng xuất khẩu của công ty sang châu Á tăng liên tục qua 3 năm và tương đối ổn định. Năm 2010 chiếm 7% sang năm 2011 là 14% đến năm 2012 đạt mức 18%. 6 tháng đầu năm 2013, thị trường này mới chiếm 5% trong cơ cấu sản lượng xuất khẩu giảm 19% so với cùng kỳ năm 2012.

Thị trường Singapore chiếm tỷ trọng rất nhỏ và không liên tục do nhu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 65)