Trong nước

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 92)

Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2007 - 2009. Đã gây không ít khó khăn cho công ty Mekonimex nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung. Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ này đều trở nên khó khăn cả về thị trường, giá cả và thanh toán.

 Tăng trưởng kinh tế

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã dần ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. GDP tăng trưởng đạt mức 6,75% trong năm 2010. Tăng trưởng GDP năm 2011 đã giảm xuống 5,89% trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngưng hoạt động do khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, nhu cầu thị trường suy giảm, cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Sang năm 2012 tình hình kinh tế vẫn chưa có sự khởi sắc. So với năm 2011 GDP năm này đã giảm thêm 0,86%. Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khả quan trong sáu tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn đối diện với nhiều khó khăn, theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong sáu tháng đầu năm ở mức 4,9% mức tăng trưởng này vẫn còn thấp so với các năm trước, tuy nhiên được dự báo là sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm. Đáng lưu ý là trong sáu tháng đầu năm nay, tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 2,07%, thấp hơn nhiều so với con số 2,88% của cùng kỳ năm 2012. Nhiều mặt hàng xuất khẩu nông, lâm nghiệp chính như cà phê, gạo đều giảm cả về giá và khối lượng sản xuất.

 Lạm phát

Lạm phát cao trong giai đoạn này đã làm tăng giá thu mua nguyên liệu của công ty cũng như ảnh hưởng nhiều đến giá gạo xuất khẩu. Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cân các nguồn tín dụng tài trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Công ty Mekonimex thường vay những khoản tín dụng ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Do lạm phát cao làm tăng chi phí lãi vay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được xem là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu về của từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn tác động đến cán cân thương mại của cả nước. Do đó, nó là một trong những công cụ giúp nhà nước thực hiện các chính sách điều hành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam, nhà nước ta chủ trương để tỷ giá biến động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Với chủ trương, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, tỷ giá ngoại tệ ở nước ta còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nguồn cung cầu ngoại tệ trong nước.

Các giao dịch của công ty chủ yếu dùng USD làm đồng tiền trung gian, nên tỷ giá VNĐ và USD có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của công ty hằng năm. Tình hình tỷ giá liên tục biến động trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, đã gây tác động ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Theo Tổng cục Thống kê, với đà lạm phát tăng cao tỷ giá VND/USD năm 2010 tăng 9,68%. Ngân hàng Nhà nước đã kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá trong suốt năm 2011 – 2012 nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ đã làm mức tăng của tỷ giá giảm nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2011 chỉ tăng 2,2%, năm 2012 chỉ còn tăng 0,96%. Kể từ ngày 28/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên thêm 1% so với trước đó. Theo đó tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá VND/USD được niêm yết phổ biến ở mức từ 21.110 - 21.140 VND/USD (mua vào) và 21.220 - 21.230 VND/USD (bán ra), tăng từ 5-20 VND/USD. Nhìn chung, tỷ giá trong giai đoạn này có xu hướng tăng do Chính phủ có định hướng hạ giá VNĐ để khuyến khích xuất khẩu. Xét trong dài hạn đây là cơ hội để công ty thu về lợi nhuận cao hơn nhờ chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn công ty có thể gặp rủi ro do chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí tài chính.

Từ những thực tế trên cho thấy, công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay. Tuy vậy, nền kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong những cơ hội cần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.

4.3.2.3. Chính sách đối ngoại

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quan trọng trong khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC và gần đây nhất là tổ chức thương mại thế

giới (WTO). Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước tận dụng những cam kết về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước trong tổ chức để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đồng ý cho các doanh nghiệp nước ngoài được xuất nhập khẩu như các doanh nghiệp trong nước đối với mặt hàng gạo là từ năm 2011. Do vậy, kể từ năm 2011 ngoài các đối thủ cạnh tranh ở Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung công ty sẽ phải đối mặt với các đối thủ nước ngoài có vốn mạnh và thị trường quốc tế rộng.

Thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty Mekonimex là thị trường châu Á. Do đó, Việc cắt giảm mức thuế gạo trong hiệp định mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) xuống mức 5% vào năm 2013 và 0% vào năm 2015 là cơ hội cho công ty tăng xuất khẩu gạo vào thị trường các nước thành viên khu vực này.

Bên cạnh đó ASEAN cũng đã hình thành khu vực mậu dịch tự do với một số nước khác như Hàn Quốc (AKFTA), Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và NewZealand. Đây sẽ là cơ hội để công ty mở rộng thị trường sang những quốc gia này. Nhưng đây cũng là cơ hội để các đối thủ cạch tranh nước ngoài trong khu vực mâu dịch phát triển thị trường nhất là các doanh nghiệp của Ấn Độ, Thái Lan.

4.3.2.4. Chính trị, pháp luật

a) Trong nước

Nước ta có nền chính trị khá ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các cuộc lật đổ chính quyền, mất ổn định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đây được xem là một lợi thế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải cách các thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp với xu thế hội nhập. Tuy là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế”. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 92)