Phân tích theo hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 48 - 59)

Công ty xuất khẩu gạo sang thị trường châu Á chủ yếu qua hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu.

Với vai trò là người bán trực tiếp, công ty xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài, chủ động trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu và thương thuyết giá cả nên mang tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, xuất khẩu với hình thức này, đòi hỏi phải có lượng vốn lớn đáp ứng sản xuất và thu mua đồng thời có thể gặp nhiều rủi ro. Vì thế cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty theo hình thức này vẫn còn thấp hơn nhiều so với hình thức ủy thác xuất khẩu. Qua hình 4.4 có thể thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ trọng về sản lượng gạo xuất khẩu theo hình thức này nhỏ hơn nhiều so với hình thức ủy thác xuất khẩu, cao nhất là vào năm 2012 chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty, thấp nhất chỉ đạt 12% năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu trực tiếp chiếm đến 78% tổng lượng xuất khẩu của công ty tăng 62% so với cùng kỳ 2012 nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng ủy thác xuất khẩu trong 6 tháng này.

24 12 40 16 78 76 88 60 84 22 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013

Xuất khẩu trực tiếp Ủy thác xuất khẩu

Nguồn: phòng kinh doanh, 2013

Hình 4.4 Tỷ trọng sản lượng gạo xuất khẩu phân theo hình thức xuất khẩu của Mekonimex tại thị trường châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

Hình thức ủy thác xuất khẩu chiếm hơn 60% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty sang châu Á trong giai đoạn 2010 – 2012. Xuất khẩu ủy thác được thực hiện theo sự phân phối chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông

qua các hợp đồng đấu thầu cấp chính phủ, giảm được sự cạnh tranh trong nước. Tuy độ rủi ro thấp, đầu ra ổn định nhưng phải chịu sự lệ thuộc vào hoạt động của Hiệp hội. Trong bối cảnh các thị trường tại châu Á, đặt biệt là các thị trường truyền thống của công ty như Philippines, Indonesia,… khuyến khích tư nhân hóa hoạt động nhập khẩu gạo đã làm sản lượng xuất khẩu theo hình thức này của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm đáng kể chỉ còn 1.680 tấn chỉ chiếm khoảng 22% tổng sản lượng xuất khẩu.

4.2.2.1. Sản lượng xuất khẩu

a) Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp được xem là hình thức quan trọng để công ty tạo dựng uy tín và tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho riêng mình, hạn chế sự lệ thuộc vào các tổ chức hay doanh nghiệp khác trong Hiệp hội. Bảng 4.6 thể hiện sản lượng gạo xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp sang thị trường các nước châu Á của công ty Mekonimex giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Qua bảng này ta thấy:

Năm 2010, thị trường xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty chủ yếu là thị trường ở Châu Á bao gồm: Malaysia, Philippines, Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc, với tổng lượng xuất khẩu đạt 2.740 tấn. Các thị trường ở châu Á được xem là những thị trường truyền thống của công ty có nhu cầu nhập khẩu gạo thường xuyên qua nhiều năm và tương đối ổn định.

Năm 2011, thị trường xuất khẩu theo hình thức này đã có sự sụt giảm so với năm 2010. Thị trường Singapore không có hợp đồng mua gạo của công ty còn thị trường Philippines trong năm này và các năm sau nhập khẩu gạo từ công ty dưới hình thức ủy thác. Tổng sản lượng xuất khẩu theo hình thức này năm 2011 đạt 2.575 tấn giảm 6% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường nhập khẩu trực tiếp giảm chỉ còn Hồng Kông và Trung Quốc. Tuy nhiên, hai thị trường này đều nhập khẩu gạo từ công ty với khối lượng lớn, đặt biệt là thị trường Trung Quốc với lượng gạo đặt hàng là 2.000 tấn, tăng 1.500 tấn so với năm 2010

Năm 2012, thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty có sự hồi phục trở lại. Bên cạnh thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, năm này Singapore bắt đầu quay trở lại ký kết hợp đồng mua gạo thường xuyên với công ty. Bên cạnh đó, có thêm thị trường mới là khu công nghiệp Việt Nam – Singapore với lượng xuất sang thị trường này là 1.700 tấn. Trong năm 2012, bên cạnh số lượng thị trường tăng, lượng gạo xuất cũng tương đối lớn, nhất là từ thị trường Trung Quốc với lượng 11.370 tấn đã đưa tổng lượng gạo xuất khẩu từ hoạt động xuất

khẩu trực tiếp của công ty tăng kỷ lục đạt trên 13.674 tấn, tăng 11.099 tấn so với năm 2011.

Trong 6 tháng đầu 2013, thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty tương đối ổn định gồm: Trung Quốc, Singapore và khu công nghiệp Việt Nam – Singapore với tổng lượng xuất khẩu đạt 6.040 tấn, cao hơn cùng kỳ năm 2012 4.604 tấn. Trong đó, xuất sang thị trường Trung Quốc đã đạt 4.600 tấn, tăng 4.110 tấn so với cùng kỳ 2012.

Bảng 4.6: Sản lượng gạo xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013

Đơn vị: tấn 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với

6th 2012 Thị trường 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Malaysia 800 0 0 0 0 -800 -100 0 x 0 x Hồng Kông 750 575 76 26 0 -175 -23 -499 -87 -26 -100 Singapore 390 0 528 220 440 -390 -100 528 x 220 100 Trung Quốc 500 2.000 11.370 490 4.600 1.500 300 9.370 469 4.110 839 Philippines 300 0 0 0 0 -300 -100 0 x 0 x KCN VN- Singapore 0 0 1.700 700 1.000 0 x 1.700 x 300 43 Tổng 2.740 2.575 13.674 1.436 6.040 -165 -6 11.099 431 4.604 321

b) Ủy thác xuất khẩu

Bảng 4.7 thể hiện sản lượng gạo xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu ủy thác của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013.

Có thể thấy, phần lớn lượng gạo xuất khẩu của công ty là theo hình thức ủy thác xuất khẩu. Hằng năm, được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu, công ty thường ủy thác xuất khẩu theo hợp đồng với khối lượng lớn, giá cả ổn định. Đây được xem là hình thức xuất khẩu an toàn, đảm bảo duy trì hoạt động xuất khẩu của công ty qua các năm. Trong giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 thị trường xuất khẩu ủy thác của công ty tương đối ổn định chủ yếu vẫn là thị trường Châu Á.

Năm 2010, thị trường ủy thác xuất khẩu của công ty gồm: Philippines, East Timor, Bangladesh và Indonesia với tổng sản lượng xuất khẩu ủy thác đạt 8.900 tấn . Trong đó, chủ đạo là Philippines và Indonesia với lượng giao ủy thác từ hai thị trường này đạt trên 7.899 tấn, giá trị gần 3,9 triệu USD.

Năm 2011, thị trường xuất khẩu ủy thác của công ty có sự thay đổi. Cụ thể, công ty không còn ủy thác xuất khẩu sang thị trường East Timor thay vào đó là thị trường Malaysia với lượng tương đối ổn định. Trong năm này, tổng lượng gạo xuất khẩu ủy thác đạt 18.552 tấn tăng 9.652 tấn so với năm 2010 do công ty có hợp đồng giao ủy thác xuất khẩu sang thị trường Indonesia với lượng lớn là 11.602 tấn, tăng đến 8.503 tấn so với năm 2010.

Năm 2012, thị trường xuất khẩu ủy thác của công ty có sụt giảm bằng sự vắng bóng của thị trường Bangladesh. Tuy nhiên, tổng sản lượng ủy thác xuất khẩu vẫn tăng cao đạt 20.222 tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do cả ba thị trường Malaysia, Indonesia, Philippines đều nhập khẩu với lượng lớn từ công ty trung bình trên 6.500 tấn gạo mỗi thị trường.

Trong 6 tháng 2013, công ty chỉ mới ủy thác xuất khẩu được sang thị trường Philippines và Malaysia với tổng lượng gạo xuất khẩu khoảng 1.680 tấn, đã giảm 78% so với 7.671 tấn của cùng kỳ 2012. Với thị trường Indonesia công ty vẫn chưa nhận được hơp đồng ủy thác thông qua Hiệp hội.

Bảng 4.7: Sản lượng gạo xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu ủy thác của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013 Đơn vị: tấn 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với 6th 2012 Thị trường 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Philippines 4.800 2.000 7.120 3.071 1.280 -2.800 -58 5.120 256 -1.791 -58 Malaysia 0 3.051 6.202 2.200 400 3.051 x 3.151 103 -1.800 -82 Indonesia 3.099 11.602 6.900 2.400 0 8.503 274 -4.702 -41 -2.400 -100 East Timor 500 0 0 0 0 -500 -100 0 x 0 x Bangladesh 501 1.899 0 0 0 1.398 279 -1.899 -100 0 x Tổng 8.900 18.552 20.222 7.671 1.680 9.652 108 1.670 9 -5.991 -78

4.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu

a) Xuất khẩu trực tiếp

Bảng 4.8 thể hiện kim ngạch xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Qua bảng này ta thấy:

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường châu Á đạt trên 1,2 triệu USD. Sang năm 2011, số lượng thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty sụt giảm nên tổng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức này cũng giảm chỉ đạt gần 1,2 triệu USD. Tuy nhiên, có thể thấy lượng giảm trong năm 2011 không lớn, chỉ giảm khoảng 1% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc nhập khẩu trực tiếp gạo từ công ty với lượng lớn đạt kim ngạch gần 0,94 triệu USD, tăng hơn 0,7 triệu USD so với năm 2010.

Trong năm 2012, thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng lượng gạo nhập khẩu, kim ngạch xuất sang thị trường này đạt gần 4,76 triệu USD, đã tăng 3,8 triệu USD so với năm 2011. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cũng nhập khẩu với lượng lớn mang về kim ngạch gần 0,7 triệu USD cho công ty. Đây là nguyên nhân chính, đưa kim ngạch xuất khẩu gạo theo hình thức xuât khẩu trực tiếp của công ty trong năm 2012 tăng mạnh lên mức 5,7 triệu USD, tăng hơn 4,5 triệu USD so với năm 2011.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,8 triệu USD, Singapore và khu công nghiệp Việt Nam – Singapore lần lượt đạt 0,17 triệu USD và 0,38 triệu USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng này đạt trên 2,37 triệu USD, tăng gần 1,8 triệu USD so với cùng kỳ 2012.

Bảng 4.8: Kim ngạch xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013 Đơn vị: ngàn USD 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với 6th 2012 Thị trường 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Malaysia 305 0 0 0 0 -305 -100 0 x 0 x Hồng Kông 354 260 47 15 0 -94 -27 -213 -82 -15 -100 Singapore 135 0 218 92 176 -135 -100 218 x 84 91 Trung Quốc 220 938 4.755 200 1.814 718 326 3.817 407 1.614 807 Philippines 197 0 0 0 0 -197 -100 0 x 0 x KCN VN-Singapore 0 0 693 291 382 0 x 693 x 91 31 Tổng 1.211 1.198 5.713 598 2.372 -13 -1 4.515 377 1.774 297

b) Ủy thác xuất khẩu

Hình thức ủy thác xuất khẩu có ưu điểm là lượng xuất khẩu luôn lớn , giá cả thường cao và tương đối ổn định, nên kim ngạch xuất khẩu theo hình thức thức này hằng năm luôn rất cao. Bảng 4.9 thể hiện kim ngạch xuất khẩu gạo theo hình thức ủy thác xuất khẩu của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013. Qua bảng này ta thấy:

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức ủy thác tại thị trường châu Á đạt 4,2 triệu USD. Trong đó, Philippines và Indonesia là hai thị trường mang về kim ngạch rất lớn cho công ty, lần lượt là 2,4 triệu USD và 1,4 triệu USD.

Trong năm 2011, xuất khẩu ủy thác sang thị trường Malaysia được phục hồi và duy trì ổn định, cùng với những thị trường quan trọng như Philippines, Indonesia đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm này tăng lên mức gần 9,1 triệu USD, tăng gần 4,9 triệu USD so với năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất là thị trường Indonesia khoảng 5,8 triệu USD, tăng gần 4,4 triệu USD so với năm 2010, kế đến là Malaysia trên 1,5 triệu USD.

Năm 2012, với 3 thị trường chủ lực là Malaysia, Philippines và Indonesia, tổng kim ngạch ủy thác xuất khẩu sang thị trường châu Á tiếp tục tăng nhẹ đạt mức 9,18 triệu USD, tăng 1% so với năm 2011.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty chỉ mới xuất khẩu ủy thác sang thị trường Philippines và Malaysia với lượng tương đối thấp nên kim ngạch mang về từ hai thị trường này chỉ mới đạt 0,65 triệu USD. So với cùng kỳ 2012, kim ngạch xuất khẩu ủy thác của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 đã sụt giảm mạnh, giảm gần 3.1 triệu USD về giá trị và giảm 83% về tỷ lệ.

Bảng 4.9: Kim ngạch xuất khẩu gạo theo hình thức ủy thác xuất khẩu của công ty Mekonimex sang các thị trường ở châu Á giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013 Đơn vị: ngàn USD 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6th 2013 so với 6th 2012 Thị trường 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Philippines 2.438 852 2.861 1.275 475 -1.586 -65 2.009 236 -800 -63 Malaysia 0 1.544 3.028 1.158 175 1.544 x 1.484 96 -983 -85 Indonesia 1.414 5.812 3.289 1.313 0 4.398 311 -2.523 -43 -1.313 -100 East Timor 180 0 0 0 0 -180 -100 0 x 0 x Bangladesh 168 884 0 0 0 716 426 -884 -100 0 x Tổng 4.200 9.092 9.178 3.746 650 4.892 116 86 1 -3.096 -83

4.2.2.3. Giá xuất khẩu

Nhìn chung, giá gạo bình quân xuất khẩu (hình 4.5) theo cả hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu sang thị trường châu Á trong giai đoạn này đều có sự tăng giảm không đều. Giá gạo xuất khẩu theo hình thức ủy thác năm 2011 khoảng 490 USD/tấn tăng 18 USD/tấn so với năm 2010. Năm 2012 mức giá này đã giảm xuống còn 454 USD/tấn, giảm 36 USD/tấn so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá gạo bình quân xuất khẩu theo hình thức ủy thác của công ty tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 387 USD/tấn đã giảm tới 101 USD/tấn so với cùng kỳ 2012.

Giá gạo xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp tăng nhẹ trong năm 2011 đạt mức 465 USD/tấn tăng 23 USD/tấn so với năm 2010. Từ năm 2012, giá xuất khẩu theo hình thức này có xu hướng giảm liên tục đến 6 tháng đầu năm 2013 mức giá này chỉ còn 393 USD/tấn giảm 23 USD/tấn so với cùng kỳ 2012.

Trong giai đoạn 2010 – 2012, có thể nhận thấy rõ là giá xuất khẩu theo hình thức ủy thác xuất khẩu luôn cao hơn hình thức xuất khẩu trực tiếp từ 25 đến 36 USD/tấn. Những năm trở lại đây, hình thức ủy thác xuất khẩu mất dần lợi thế, nhất là về giá cả do chính sách tăng cường an ninh lương thực và tư nhân hóa hoạt động nhập khẩu gạo của các thị trường nhập khẩu. Có thể thấy rõ điều này qua hình 4.5, trong 6 tháng đầu năm 2013 giá gạo trung bình xuất khẩu theo hình thức này đã giảm mạnh xuống còn 387 USD/tấn, giảm đến 101 USD/tấn so với cùng kỳ 2012. 488 418 442 465 416 393 472 490 454 387

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu á (Trang 48 - 59)