Nhu cầu nhập khẩu gạo
Hiện tại, sản xuất lương thực của Trung Quốc không theo kịp đà tiêu dùng đang tăng cao trong nước. Trong năm 2012, quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Nigeria. Lý do gia tăng nhập khẩu là giá gạo nội địa tăng mạnh và nguồn cung trong nước bị hạn chế. Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ, Myanmar.
1,20 1,40 1,40 2,34 1,40 0,12 0,30 2,00 1,29 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 2010 2011 2012 6 th 2013 Năm T r iệ u t ấ n
Tổng lượng gạo nhập khẩu Lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam
Nguồn: Vietrade, Oryza, Vinanet, 2011, 2012, 2013
Hình 4.13 Sản lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013
Trong giai đoạn 2010 – 2011, Trung Quốc nhập khẩu gạo ở mức 1,2 đến 1,4 triệu tấn mỗi năm. Lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam cũng ở mức thấp dao động trong khoảng 10% đến 20% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Bước sang năm 2012, xu thế bắt đầu thay đổi do nguồn cung trong nước bị hạn chế trong khi giá gạo thế giới lại thấp hơn nhiều so với giá gạo trong nước. Trung Quốc đã tăng vọt lượng gạo nhập khẩu trong năm 2012 lên khoảng 2,34 triệu tấn. Với ưu thế về giá gạo xuất khẩu tương đối thấp so với các nước xuất khẩu khác, Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu gạo lý tưởng của các thương nhân Trung Quốc. Trong năm này, Việt Nam đã xuất sang thị trường Trung Quốc gần 2 triệu tấn gạo chiếm khoảng 85% thị phần trong tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn gạo, trong đó nhập từ Việt Nam gần 1,29 triệu tấn chiếm tỷ lệ khoảng 92% tổng lượng gạo nhập khẩu.
Thị hiếu tiêu thu gạo của người Trung Quốc khá đa dạng, trong đó tiêu dùng gạo chất lượng cao đang có xu hướng tăng do mức sống của người dân ngày càng cao. Gần đây, người dân nước này cũng ưa chuộng sử dụng gạo nước ngoài do lo ngại nguồn cung trong nước chứa chất độc hại.
Một số chính sách về nhập khẩu gạo
Hiệp giữa ASEAN và Trung Quốc về xây dựng khu vực mậu dịch tự do ACFTA bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010 đã gốp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của ta trong buôn bán gạo với nước này. Theo đó mặt hàng gạo của Việt Nam xuất sang thị trường này sẽ chịu mức
thuế thấp hơn theo lộ trình cắt giảm và mở cửa hoàn toàn vào năm 2015. Chính phủ Trung Quốc đã cố định hạn ngạch nhập khẩu gạo năm 2014 của nước này là 5,32 triệu tấn, không thay đổi kế từ năm 2004 khi Trung Quốc đồng ý thiết lập hạn ngạch thuế suất (TRQ) đối với các mặt hàng nông sản thuộc tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc phân bổ hạn ngạch thuế nhập khẩu gạo hiện đang phân chia 50% (khoảng 2,15 triệu tấn) cho doanh nghiệp tư nhân và 50% cho với doanh nghiệp nhà nước. Thuế suất nhập khẩu trong TRQ là 1% trong khi ngoài TRQ là 65%. Gạo nhập khẩu trong hạn ngạch chỉ chịu mức thuế suất 1% sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tích cực nhập khẩu, vì vậy các doanh nghiệp của ta cần tranh thủ các hợp đồng nhập khẩu trong hạn ngạch cho phép của chính phủ Trung Quốc trong các tháng đầu năm góp phấn tăng sản lượng xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho hạt lúa của nông dân.
Do giá gạo ở Trung Quốc được Chính phủ quy định nên luôn có sự chênh lệch giữa “giá Nhà nước” và giá thị trường, kích thích hoạt động đầu cơ và buôn lậu. Thương nhân Trung Quốc đã kiếm lợi lớn từ việc mua gạo ở Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan với giá thấp rồi bán ở thị trường trong nước với giá cao hơn. Nhiều thương nhân đến tận doanh nghiệp Việt Nam để thu mua, họ chỉ chọn mua gạo có phẩm cấp thấp, giá rẻ chứ không mua loại cao cấp như trước. Hoạt động nhập khẩu gạo của Trung Quốc đang chậm lại, do nước này kiểm soát và hạn chế nhập khẩu qua biên giới. Bên cạnh đó, dù thông lệ quốc tế là hình thức thanh toán qua L/C nhưng thanh toán của các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là T/T, nghĩa là hàng tới cảng Trung Quốc thì tiền mới được giải ngân. Do hình thức thanh toán này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra e ngại khi bán gạo vào thị trường này. Để tránh rủi ro trong thanh toán, trước khi bán gạo vào Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kỹ về đối tác và chỉ làm ăn với các doanh nghiệp lớn có uy tín. Dù vậy vẫn có một số doanh nghiệp Việt Nam bị vướng mắc thanh toán với doanh nghiệp Trung Quốc trong các thương vụ mua bán gạo.
4.3.2.2. Tình hình kinh tế
a) Thế giới
Trong giai đoạn này, kinh tế thế giới phục hồi một cách chậm chạp sau khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009. Khu vực châu Á được xem là mảng sáng trong nền kinh tế thế giới giai đoạn này. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm trung bình từ 1 đến 2% so với trước khủng hoảng nhưng đang có bước phục hồi tích cực. Người dân bắt đầu phóng khoáng hơn trong chi tiêu hằng
ngày. Nhất là khi gạo lại là lương thực chính trong mọi bữa ăn của người dân châu Á, đây hứa hẹn vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty trong hiện tại và thời gian sắp tới.