b) Thị trường xuất khẩu
4.3.2.7. Chính sách trong nước về kinh doanh xuất khẩu gạo
Gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta. Xuất khẩu mặt hàng này hàng năm đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế cả nước nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế, đồng thời tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, ổn định sản xuất cho người nông dân,… Trong nhiều năm qua, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mặt hàng này, đồng thời tích cực tìm kiếm đầu ra, phát triển thị trường cho hạt gạo Việt Nam.
Về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo tại Nghị định số: 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo nêu rõ:
Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo Điều 4, Nghị định số: 109/2010/NĐ-CP qui định chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận mới đủ điều kiện tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo Nghị đinh này thì xuất khẩu gạo là ngành hàng kinh doanh có điều kiện, cụ thể:
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Đây là một chính sách hay trong điều hành xuất khẩu gạo, giúp chọn lọc những doanh nghiệp có năng lực và hoạt động có hiệu quả, gốp phần giảm chi phí trung gian và cạnh tranh không lành mạnh. Để đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định đã đặt ra, công ty đã nổ lực đổi mới, đầu tư nâng cấp hai xí nghiệp sản xuất và chế biến gạo An Bình và Thới Thạnh. Năm 2011, công ty xây dựng thêm 2 nhà máy xay xát và một nhà máy chế biến gạo, để tăng sản lượng gạo đầu ra phục vụ xuất khẩu. Năm 2012, công ty đã được được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo. Đây là đoàn bẩy quan trọng giúp công ty phát triển vững chắc trong tương lại bởi khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận này sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi từ Chính phủ như vay vốn tín dụng với lãi suất thấp (thông tư số 08/2011/TT-NHNN), được chỉ định hoặc ưu tiên phân bố hạn ngạch xuất khẩu theo các hợp đồng xuất khẩu tập trung,…