gia Công ước về quyền trẻ em đã góp phần quan trọng vào việc phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em. Sự điều chỉnh của Công ước kết hợp với sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đã tạo nên một khung pháp luật về trẻ em tương đối hoàn thiện trên phương diện rộng. Sau khi phê chuẩn Công ước, Việt nam đã tiến hành nhiều hoạt động để thực hiện Công ước, trong đó có hoạt động sửa đổi, hoàn thiện và thực thi pháp luật. LBVCS&GD trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học ban hành ngày 16-8-1991 được coi là bước đi ban đầu để “nội hoá” Công ước. Trong gần 20 năm qua, tinh thần và nội dung Công ước về quyền trẻ em bước đầu đã được quán triệt và thể hiện trong các văn bản pháp luật có liên quan trên nhiều lĩnh vực: Hiến pháp, BLLĐ, BLHS, BLTTHS, BLDS, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật Quốc tịch, Luật Hôn nhân và gia đình và nhiều văn bản chi tiết khác.
Như vậy, xét về tổng thể, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đã được nhà nước ta xây dựng tương đối hoàn thiện trên phạm vi rộng bao quát hầu hết các lĩnh vực pháp luật: Luật Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật tố tụng Hình sự, Luật Lao động... và đặc biệt có những Luật riêng điều chỉnh về trẻ em như: Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật giáo dục, Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
1.5 TỔNG QUAN SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYỀN TRẺ EM QUYỀN TRẺ EM
Ngay sau khi nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, mặc dù hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em sự quan tâm săn sóc đặc biệt. Vì thế, Hiến pháp 1946 - hiến pháp đầu tiên của Việt nam đã đưa vấn đề này vào qui định của hiến pháp. Trong hai cuộc kháng chiến mặc dù nhiệm vụ kháng chiến mới là nhiệm vụ quan trọng là dành độc lập thống nhất đất nước, nhưng Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm đến công
tác BVCS&GD trẻ em. Nhà nước ta đã coi pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế hóa các quyền trẻ em.
Đẩy mạnh công tác BVCS&GD trẻ em, Hiến pháp 1980 tiếp tục kế thừa yếu tố tiến bộ của hiến pháp 1959 nâng việc bảo vệ trẻ em lên một bước. Trên cơ sở hiến pháp 1980, một loạt văn bản pháp luật đã ra đời nhằm thể chế hóa các qui định của hiến pháp. BLDS 1995, LHN&GĐ 1986, BLTTHS 1988, LBVSKND 1989
Trong năm Thiếu nhi Việt nam (1989 - 1990), vào ngày 20-2-1990 Việt nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Với việc tham gia Công ước về quyền trẻ em đã góp phần quan trọng vào việc phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em. Sự điều chỉnh của Công ước kết hợp với sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đã tạo nên một khung pháp luật về trẻ em tương đối hoàn thiện trên phương diện rộng. Sau khi phê chuẩn Công ước, Việt nam đã tiến hành nhiều hoạt động để thực hiện Công ước, trong đó có hoạt động sửa đổi, hoàn thiện và thực thi pháp luật. LBVCS&GD trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học ban hành ngày 16-8-1991 được coi là bước đi ban đầu để “nội hoá” Công ước. Trong gần 20 năm qua, tinh thần và nội dung Công ước về quyền trẻ em bước đầu đã được quán triệt và thể hiện trong các văn bản pháp luật có liên quan trên nhiều lĩnh vực: Hiến pháp, BLLĐ, BLHS, BLTTHS, BLDS, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật Quốc tịch, Luật Hôn nhân và gia đình và nhiều văn bản chi tiết khác.
Như vậy, xét về tổng thể, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đã được Nhà nước ta xây dựng tương đối hoàn thiện trên phạm vi rộng bao quát hầu hết các lĩnh vực pháp luật: Luật Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật tố tụng Hình sự, Luật Lao động... và đặc biệt có những Luật riêng điều chỉnh về trẻ em như: Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật giáo dục, Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Năm 1989-1990 được coi là năm Thiếu nhi của Việt nam. Trong năm này có Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật BVCS&GD trẻ em. Với việc đất nước chuyển sang thời kì mới, thực trạng trẻ em có nhiều thay đổi đáng kể, công tác BVCS&GD trẻ em đạt được kết quả cao hơn, Nhằm đưa các qui định của
pháp luật quốc gia phù hợp với qui định của pháp luật quốc tế. Hệ thống văn bản pháp luật Việt nam đã dành cho trẻ em sự điều chỉnh đặc biệt. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trẻ em với tính cách là một loại chủ thể pháp luật, các QHXH về trẻ em cũng là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam. Pháp luật về quyền trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều nhóm QHXH thuộc nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Vì thế, có nhiều ngành luật khác nhau tham gia bảo vệ quyền trẻ em theo đặc thù riêng của ngành mình.
Suốt hành trình lịch sử 60 năm, từ ngày đầu của nhà nước Việt nam kiểu mới cho đến hôm nay, các quy định pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện, tạo thành một hệ thống thống nhất, từ hiến pháp, các đạo luật đến các văn bản dưới luật [10]. Đặc biệt trong số đó, có hẳn một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về trẻ em rộng lớn, liên quan đến các quyền, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của nhà nước, gia đình, xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền trẻ em và đối với hành vi vi phạm của trẻ em.