Với tư cách là đạo luật gốc, cơ bản nhất của một quốc gia, luật Hiến pháp đã qui định những vấn đề cơ bản như: chế độ chính trị, kinh tế, quyền và nghĩa vụ của công dân mang tính nguyên tắc làm nền tảng cho các ngành luật trong HTPL Việt nam. Trong luật hiến pháp trẻ em được coi là loại chủ thể đặc biệt. Vì vậy, luật hiến pháp bên cạnh việc xác định quyền trẻ em với tư cách quyền con người, còn qui định các quyền cơ bản gồm quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời hiến pháp còn qui định trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được hưởng các quyền cơ bản của hiến pháp.
Hiến pháp với tư cách là nguồn cơ bản chứa đựng các qui định quan trọng trong việc điều chỉnh các QHXH. Có thể thấy tiến trình phát triển của vấn đề bảo
Bản hiến pháp đầu tiên của chính quyền nhà nước là hiến pháp 1946. Trong bản hiến pháp này ngoài quyền cơ bản chung với công dân hiến pháp còn qui định bảo đảm cho trẻ em được giáo dục, giáo dưỡng. Nhà nước bảo đảm cho trẻ em được hưởng các quyền học tập và chăm sóc. Không chỉ dừng lại ở qui định chung hiến pháp còn có chính sách trợ giúp học trò nghèo có quyền học tập (điều 14, 15). Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng, cơ sở pháp luật đầu tiên khẳng định quyền thiêng liêng của trẻ em là được chăm sóc và bảo vệ.
Trên cơ sở hiến pháp 1946, đã phát huy nhưng nét tiến bộ của chính quyền nhân dân, hiến pháp 1959 đã rất đúng đắn khi gắn quyền lợi của trẻ em với quyền lợi của phụ nữ. Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, gần gũi ngay khi đứa trẻ mới sinh ra.
Hiến pháp năm 1980 quy định rất cụ thể vấn đề quyền trẻ em nhưng đã không có tính khả thi bởi nó thoát ly khỏi hiện thực điều mà chủ nghĩa Mác-Lênin gọi đó là ''cơ sở hạ tầng''. Hiến pháp năm 1980 đã xa rời hiện thực kinh tế của nước ta trong hoàn cảnh lúc bấy giờ dẫn đến những quy định này đã không thực hiện được. Ví dụ: Điều 60 quy định chế độ học không phải trả tiền; Điều 61 quy định ''Nhà nước khám bệnh và chữa bệnh không phải mất tiền''.
Nhưng hiến pháp năm 1980 cũng đã quy định vấn đề quyền trẻ em được nhà nước, xã hội và gia đình bảo vệ. Ví dụ: Điều 64 ''cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con''; Điều 65 ''nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm''.
Hiến pháp mới năm 1992 đã khắc phục những nhược điểm của hiến pháp năm 1980, bảo đảm tính hiện thực của quyền và nghĩa vụ của công dân bằng những quy định mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta trong đó có quyền lợi của trẻ em. Ví dụ Điều 59: ''Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí''; Điều 61 ''Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ''; Điều 64 ''Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và
chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con"; Điều 65 "'Trẻ em được gia đình, nhà nước, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục''.
Sự ra đời của hiến pháp năm 1992 là mốc mới trên con đường phát triển quyền trẻ em, là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em lên một bước mới, góp phần chuẩn bị cho các thế hệ công dân Việt nam tương lai có đầy đủ trí tuệ và nhân cách để xây dựng đất nước. Đồng thời xác định chủ thể có trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Trong điều kiện kinh tế nhất định hiến pháp năm 1992 không chỉ quy định quyền trẻ em mà còn cả những chế định nhằm tạo điều kiện thiết thực để mọi trẻ em ở mọi hoàn cảnh khác nhau đều có thể thực hiện được những quyền và nghĩa vụ của mình. Điều đó thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc vốn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt nam.
Như vậy có thể nói Hiến pháp năm 1992 tiếp tục kế thừa quyền trẻ em đã được ghi nhận trong các Hiến pháp trước đây, đồng thời trong điều kiện mới, quyền trẻ em được cụ thể hoá trên nhiều mặt, đó là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến quyền trẻ em, là cơ sở pháp lý cho sự nghiệp "bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em" góp phần vào việc bồi dưỡng thế hệ trẻ của Việt nam trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở nền tảng của Hiến pháp năm 1992 về quyền cơ bản của trẻ em thì nhiều văn bản pháp lý có giá trị rất cao quy định cụ thể quyền trẻ em, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội như: Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 qui định "trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em được hưởng những quyền đó. Bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em do các cơ sở y tế, người có trách nhiệm, cha mẹ thực hiện". Tiếp đó là luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991; luật phổ cập giáo dục tiểu học được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua khẳng định quyền của trẻ em được hưởng một nền giáo dục nhất quán.
Trên cơ sở quyền được chăm sóc giáo dục của gia đình, luật hôn nhân và gia đình qui định rất cụ thể quyền lợi của trẻ em trong gia đình và trách nhiệm của cha mẹ với con cái.
Và còn nhiều văn bản pháp lý cao khác qui định về quyền trẻ em có giá trị cao như luật quốc tịch, bộ luật dân sự...
Đặc biệt vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em đã được qui định trong luật tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Trong đó có tội xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em, nó thể hiện thái độ gay gắt của Nhà nước đối với tội phạm này.
Hiến pháp năm 1992 là cơ sở nền tảng - đạo luật gốc của Nhà nước đối với vấn đề quyền trẻ em. Như vậy quyền trẻ em không chỉ được qui định một cách chung chung mà nó đã được cụ thể hoá đối với vấn đề này trong các ngành luật khác.
Các văn bản pháp lý qui định đó đã kết hợp hài hoà giữa sức mạnh truyền thống văn hoá dân tộc với sức mạnh pháp lý quốc gia và pháp lý quốc tế để tạo ra động lực mới trong nhân dân nhằm chăm sóc, bảo vệ trẻ em với chất lượng cao hơn.
Đến hiến pháp 1980, trên cơ sở kế thừa phát huy hiến pháp trước qui định thêm điều 65 “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được vào đảm”. Như vậy hiến pháp 1980 bên cạnh trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em thì còn xác định đây là vấn đề đặt ra với Nhà nước và xã hội.
Hiến pháp 1992 các qui định về quyền trẻ em đã trở thành chế định hoàn chỉnh chứ không còn lẻ tẻ như các bản hiến pháp trước. Qui định về quyền trẻ em được đề cập ở nhiều điều luật với nội dung toàn diện, phù hợp các qui định chung của pháp luật quốc tế. Với bản chất tốt đẹp XHCN, trong hiến pháp 1992 vấn đề về quyền trẻ em đã được nhìn nhận một cách bao quát. Nhà nước có các chính sách học phí, học bổng đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hiến pháp đặc biệt nhấn mạnh rằng nhiệm vụ BVCS&GD là nhiệm vụ của gia đình Nhà nước và xã hội.