Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 42)

Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: "Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi”. Có thể nói, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 là văn bản pháp lý thể hiện sự kết hợp và phát triển sáng tạo quá trình thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em ở nước ta. [37;21]

Cụ thể hóa điều 65 của Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ X: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Không phân biệt đối xử, tôn trọng và thực hiện các quyền cơ bản và các nhu cầu của trẻ em, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em là nguyên tắc cơ bản trong công tác BVCS&GDTE để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đồng thời trẻ em còn có quyền bày tỏ quan điểm, tham gia vào quá trình ra quyết định trong hoạch định chính sách lập kế hoạch phát triển liên quan đến trẻ em và quyền được bảo vệ nhằm chống lại việc lạm dụng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

Kế thừa những quy định đang được phát huy hiệu quả của Luật hiện hành, sửa đổi những quy định chưa phù hợp; bổ sung những quy định để điều chỉnh quan hệ mới phát sinh, bảo đảm các quy định của Luật phù hợp; thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, xây dựng các quy định về BVCS&GD trẻ em tạo điều kiện cho mọi trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, thực hiện các bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Luật BVCS&GD trẻ em năm 2004 có những sửa đổi bổ sung cơ bản và toàn diện, kế thừa, khắc phục được những hạn chế trong luật năm 1991. Luật BVCS&GD trẻ em năm 2004 đã có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế, tiếp thu có chọn lọc các quy định về BVCS&GD trẻ em của các nước trong khu vực và trên thế giới, các công ước quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em, đồng thời đảm bảo thống nhất với các quy định của hệ thống hiện hành. Với những sửa đổi, bổ sung quan trọng, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã thể hiện sự kế thừa và phát triển đạo Luật cùng tên năm 1991[12], phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về trẻ em, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Về phạm vi điều chỉnh của luật, Luật năm 2004: Luật quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh quy định nhằm xác định việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội và công dân, Luật còn quy định rõ: "Trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu". Đây là một nội dung mới, thể hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc ta. Luật nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; - Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

- Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

- Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;

- Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi truỵ;

- Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em…

- Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật lao động;

- Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật vv…

Về các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, Luật quy định 10 quyền cơ bản nhất, đặc trưng nhất đối với trẻ em là quyền khai sinh, nuôi dưỡng, sống chung với cha mẹ, tôn trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu, có tài sản, được tiếp cận thông tin và hoạt động xã hội phù hợp. Các quyền của trẻ em được mở rộng thêm đó là quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18) và quyền được tiếp nhận thông tin, được bày tỏ ý kiến và được tham gia các hoạt động xã hội (Điều 20).

- Quyền có tài sản (điều 19)

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội (điều20).

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bảy tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm. Trẻ em được tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.

Về Bổn phận của trẻ em, Luật quy định trẻ em có các bổn phận sau đây: - Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;

- Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công; tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;

- Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; - Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật;

Trẻ em không được làm các việc sau:

- Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;

- Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;

- Đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

- Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ; sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Với 10 điều quy định trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng 10 quyền cơ bản sẽ bảo đảm tính hiệu lực của việc thực hiện trên thực tế các quyền trẻ em.

Về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng:

Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Về trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em sống chung với cha mẹ:

Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình.Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt nam phải tuân theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự: Gia đình, nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.

Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập:

Gia đình, nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em học ở trình độ cao hơn. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền; trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật; trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của Quỹ bảo trợ trẻ em.

Chương IV: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, theo đó có ba nhóm nội dung về chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

với từng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đây là một chương mới so với luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Luật BVCSGDTE bao gồm 11 đối tượng: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc hoá học; trẻ em bị nhiễm HIV/ADIS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp túc với các hoá chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị nghiện ma tuý; trẻ em làm trái pháp luật.

Trên đây là phần phân tích tổng quan về sự điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta. Bất cứ một ngành luật nào cũng coi trẻ em là đối tượng đặc biệt, vì vậy ngành luật nào cũng dành cho trẻ em các qui định pháp luật mang tính chất đặc thù về các quyền được chăm sóc, giáo dục,bảo vệ và cả những bổn phận đạo đức, pháp luật của các em.

CHƢƠNG 2

BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Bảo vệ quyền trẻ em là một vấn đề rộng bao quát nhiều lĩnh vực, liên quan tới hầu hết các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mỗi ngành luật với phạm vi đối tượng điều chỉnh riêng bảo vệ quyền trẻ em với những đặc thù riêng. Tuy nhiên trong số các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam các ngành luật: Hôn nhân và Gia đình, Lao động, Hình sự, tố tụng hình sự… liên quan rất nhiều tới việc bảo vệ quyền trẻ em.

Với cấp độ một luận văn thạc sỹ, trong phạm vi luận văn của mình, em tập trung hướng nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền trẻ em vào ba lĩnh vực pháp luật cơ bản sau: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lao động và Luật Hình sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)