QUYỀN NHÂN THÂN CỦA TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 59)

VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

Những quyền này gắn chặt với lợi ích chính đáng của trẻ em và tạo lập cho trẻ em một đời sống tinh thần phong phú, phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ. Như trên cũng đã đề cập về vai trò của gia đình - nền tảng cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ em, cùng với nhà trường và xã hội, gia đình giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Để quyền trẻ em được trở thành hiện thực, Luật HNGĐ 2000 đã quy định những nghĩa vụ đối với con cái, giữa ông bà, anh chị em với cháu và em chưa thành niên. Luật HNGĐ 2000 quy định cho trẻ em có các quyền nhân thân sau:

- Quyền của trẻ em được biết cha mẹ và được cha mẹ thương yêu, chăm sóc, giáo dục

Có lẽ đây là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng của trẻ em. Đây cũng là một nhu xã hội rất tự nhiên của mỗi con người được sống trong sự yêu thương đùm bọc của người thân trong gia đình và trong cộng đồng được cha mẹ yêu thương đó là tất yếu bởi xuất phát từ mối quan hệ huyết thống và dựa trên nhu cầu cần tình cảm của bất cứ ai đặc biệt là trẻ thơ. Quyền này vừa là của con cái đồng thời cũng là của cha mẹ .

Sự trưởng thành của con cái bắt đầu từ sự dạy dỗ của gia đình chủ yếu là cha mẹ. Từ cách dậy do đó mà định hình nên nhân cách của con. Con cái sinh ra có quyền được cha mẹ khai sinh, xác định họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo và chỗ ở của con chưa thành niên trước pháp luật. Pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã kế thừa các văn bản của pháp luật trong lĩnh vực này về quyền được biết cha mẹ của mình.

Điều 7 khoản 2 công ước quốc tế quy định "trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình, được cha mẹ mình chăm sóc". Để trẻ em có thể trở thành những công dân tốt, người chủ thực sự của tương lai thì trước hết các em phải được sự thương yêu của cha mẹ. Tuy nhiên có thể do những nguyên nhân khác nhau mà người cha, mẹ, con không được thừa nhận thì có quyền được nhận cha mẹ mình theo quy định của phát luật kể cả khi cha mẹ đã chết. Người con có thể yêu cầu toà án xác định cha mẹ cho mình. Khoản 1 điều 65 khẳng định "con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết"

Việc quy định như vậy là một yêu cầu bắt buộc mang ý nghĩa pháp lý và nhân đạo sâu sắc. Nó là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của cha mẹ - con cái cả vật chất lẫn tinh thần .

Để trẻ em có thể trở thành những công dân tốt, người chủ thực sự của tương lai thì trước hết các em phải được thực sự thương yêu, chăm sóc giáo dục của gia đình, bảo đảm cho các em được sống và phát triển trong bầu không khí yêu thương, hiểu biết, tin cậy đùm bọc giữa những người thân trong gia đình, được giáo dục và tiếp thu những truyền thống tốt đẹp về đạo đức nhân cách, nghề nghiệp của gia đình, dòng họ. Do đó một trong những quyền cơ bản của trẻ em là

Điều 9 khoản 1 Công ước quốc tế quy định "các quốc gia thành viên, phải đảm bảo rằng trẻ em không buộc phải cách ly với cha mẹ trái ý muốn của cha mẹ''. Đó là nguyên tắc thể hiện quan điểm nhân đạo của nhà nước, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đảm bảo cho trẻ em được sống với cha mẹ và gia đình. Nhưng nhiều trường hợp, chính cha mẹ là người đã xâm phạm các quyền trẻ em của con cái họ, trong trường hợp này, không thể im lặng mà cần tách đứa trẻ đó ra khỏi gia đình để đảm bảo sự an toàn, thuận lợi cho chính đứa trẻ.

Điều 41 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rất rõ: ''khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phá tán tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại điều 42 của luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này''.

Quy định này xuất phát từ chính yêu cầu của thực tế khách quan trẻ em bị xâm hại ngay trong cuộc sống của gia đình mình. Báo chí gần đây đã đưa tin về nhiều trường hợp ông bố đã có hành vi đối xử thậm tệ với ngay cả con cái mình.

Để bảo vệ quyền có cha mẹ của trẻ em, việc đứa trẻ ra đời từ một người cha, người mẹ nhất định được xác nhận dù giữa hai bên cha mẹ có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không, sự kiện đứa trẻ được sinh ra sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Luật HNGĐ 2000 đã dành chương VII quy định vấn đề: “xác định cha mẹ cho con”, quy định về quyền của cha mẹ được nhận con mình (Điều 64), quyền của con ngoài giá thú được nhận cha mẹ (Điều 65), và những vấn đề khác xung quanh việc nhận cha, mẹ, con. Đặc biệt đối với người con chưa thành niên xin xác định cha, mẹ, Luật có quy định riêng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên (Điều 66), cụ thể, Luật quy định:

“Mẹ, cha hoặc người giám hộ có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên; Uỷ ban

bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên”

Khi đặt vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, điều quan trọng không chỉ là xác định những cái mà trẻ em được quyền yêu cầu mà còn phải xác định cả những điều kiện để trẻ em có thể thực hiện được những quyền pháp lý và cũng là những quyền về đạo đức. Chỉ khi mà trẻ em thực sự được sống trong tình thương yêu, chăm sóc của những người thân trong gia đình thì mới có điều kiện cho việc đảm bảo các quyền trẻ em, thuận lợi cho trẻ em có điều kiện phát triển hài hoà.

Để trẻ em có thể trở thành những công dân tốt, người chủ thực sự của tương lai thì trước hết các em phải được thực sự thương yêu, chăm sóc giáo dục của gia đình, bảo đảm cho các em được sống và phát triển trong bầu không khí yêu thương, hiểu biết, tin cậy đùm bọc giữa những người thân trong gia đình, được giáo dục và tiếp thu những truyền thống tốt đẹp về đạo đức, nhân cách, nghề nghiệp của gia đình, dòng họ. Do đó một trong những quyền cơ bản của trẻ em là

"Quyền không bị buộc phải cách ly với cha mẹ trừ trường hợp luật định vì lợi ích của chính trẻ"

- Quyền của trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trừ trường hợp luật định vì lợi ích của chính trẻ

Nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật HNGĐ quy định cấm các hành vi ngược đãi, hành hạ con cái. Để hạn chế và bảo vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại từ phía gia đình, Luật đã có những quy định nhằm hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Luật HNGĐ ghi: “khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình, hoặc theo

thành niên, Viện kiểm sát, UBBV&CSTE, Hội liên hiệp phụ nữ) ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 đến 5 năm (Điều 41, Điều 42). Trong trường hợp cả cha, mẹ đều bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì việc trông nom, giáo dục con được giao cho người giám hộ” (Điều 43). Việc cha, mẹ đã bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên không giải phóng trách nhiệm của họ thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 43). Đây cũng là một quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con cái.

- Quyền của trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm về các vấn đề liên quan đến trẻ.

Quyền trẻ em là một bộ phận cấu thành cơ bản của quyền con người. Đây là một trong những biểu hiện của việc nội luật hoá các nguyên tắc của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Luật HNGĐ của nước ta đã có những quy định đảm bảo quyền của trẻ em được hỏi ý kiến khi giải quyết các sự kiện pháp lý về Hôn nhân và gia đình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của trẻ.

Trong việc nhận nuôi con nuôi được quy định tại Luật HNGĐ 2000, trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó (Điều 71). Trường hợp thay đổi họ, tên của con chưa thành niên từ 9 tuổi trở lên cũng phải được sự đồng ý của trẻ (Điều 75). Tương tự như vậy, trong sự kiện ly hôn, khi xem xét quyết định người trực tiếp nuôi con, nếu con từ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con (Điều 92), hoặc trong trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên (Điều 93).

- Quyền của trẻ em có người đại diện lợi ích của mình trước pháp luật

Luật HNGĐ 2000 đã có những quy định cụ thể về giám hộ tại chương IX từ Điều 79 đến Điều 84, bao gồm các vấn đề: khái niệm giám hộ, điều kiện của người giám hộ, các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, việc thay đổi, chấm dứt giám hộ. Đây là một trong những quyền rất quan trọng nhằm bảo đảm, bảo vệ trẻ em vì họ còn non nớt về trí tuệ, thể lực, chưa có đủ năng lực hành vi độc lập để

tham gia vào các quan hệ pháp luật. Do đó, trẻ em cần có người đại diện bảo vệ cho các quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Chính vì vậy, Luật HNGĐ 2000 đã quy định: cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật (Điều 39). Trong trường hợp cha mẹ không còn hoặc không có khả năng đại diện cho con chưa thành niên thì cha mẹ có thể cử người khác làm giám hộ cho con. Người giám hộ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho con chưa thành niên, quản lý tài sản và bảo vệ quyền lợi cho con chưa thành niên.

2.1.4 QUYỀN TÀI SẢN CỦA TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

“Quyền về tài sản là một trong những quyền tự do dân sự của công dân, là nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân”[17;26]. Luật HNGĐ đã dành nhiều quy định ghi nhận và bảo vệ quyền tài sản của trẻ em.

Pháp luật Hôn nhân và Gia đình nước ta thừa nhận sự phân định tài sản của cha mẹ với tài sản của con cái. Điều 44 Luật HNGĐ ghi nhận: con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác. Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, phòng ngừa việc lạm dụng quyền từ phía cha mẹ gây ảnh hưởng đến quyền tự do của con cái.

Cùng với việc quy định con cái có tài sản riêng, Luật HNGĐ còn quy định con cái có thể có tài sản chung với các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh việc quy định về tài sản riêng của con, Luật còn có các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với việc quản lý tài sản riêng của con. Về nguyên tắc, tài sản của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý, hoặc uỷ quyền cho người khác quản lý. Con từ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lý tài sản hoặc nhờ cha mẹ quản lý (khoản 1, khoản 2, Điều 45); khi còn sống chung với cha mẹ, con từ 15 tuổi trở lên có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập

hợp định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, nếu cha mẹ quản lí tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con nếu con từ 9 tuổi trở lên. Con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ (Điều 46).

Tuy nhiên, bên cạnh những quy định góp phần bảo vệ quyền trẻ em như đã phân tích ở trên, tiếc rằng Luật HNGĐ 2000 đã bỏ qua một số vấn đề đó là việc xem xét tài sản của con trong khối tài sản của cha mẹ khi xảy ra sự kiện ly hôn giữa vợ chồng. Điều này trong Luật HNGĐ 1959 và Luật HNGĐ 1986 đã đề cập đến.

Từ những phân tích ở trên, có thể nói rằng pháp luật Hôn nhân gia đình Việt nam từ khi mới hình thành đã dành cho trẻ em một sự quan tâm đặc biệt. Cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện của pháp luật Hôn nhân gia đình, các chế định trong pháp luật Hôn nhân gia đình về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng trở nên toàn diện và đầy đủ. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình có nhiều nét đặc trưng so với những lĩnh vực quan hệ xã hội khác mà pháp luật điều chỉnh. Trước hết đó là yếu tố tình cảm, huyết thống giữa các thành viên gia đình: con cái – cha mẹ, ông, bà - cháu. Hai nữa là tầm quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, cả về tinh thần và vật chất.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)