Luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)

Bộ Luật dân sự Việt nam bảo vệ quyền trẻ em bằng chế định về năng lực chủ thể pháp luật dân sự của người chưa thành niên. Theo điều 16, người chưa thành niên bình đẳng so với các cá nhân khác trong năng lực pháp luật dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là không giống nhau. Yếu tố quy định sự khác nhau về năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân chính là độ tuổi và thể chất của cá nhân đó. Bộ Luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên như sau: người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện và chịu trách nhiệm. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự hạn chế.

Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường hoàn toàn thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (khoản 2 điều 611). Chế độ giám hộ trong Bộ Luật dân sự thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 15 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những người mất năng lực hành vi. Điều 67 Bộ Luật dân sự quy định, đối với những người dưới 18 tuổi ở vào những hoàn cảnh khó khăn cần được bảo vệ, như: cha mẹ đều chết, không xác định được cha mẹ... Đồng thời Bộ luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ (điều 75 - 79), thủ tục pháp lý về giám hộ.

Với việc coi trẻ em là một thành viên của đời sống xã hội, LDS có các qui định cụ thể nhằm xác định địa vị pháp lí của trẻ em trong pháp luật dân sự bao gồm các quyền, nhiệm vụ và các bảo đảm pháp luật. Pháp luật dân sự bảo vệ quyền trẻ em thông qua các qui định cụ thể đối với NCTN, năng lực hành vi của NCTN, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NCTN và do NCTN gây ra, thừa kế. Có thể thấy rằng pháp luật dân sự coi trẻ em là đối tượng đặc biệt cần phải được bảo vệ, vì thế bằng các qui định cụ thể của mình pháp luật dân sự đã hướng tới

việc BVCS&GD trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp ngay khi tham gia vào các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Về quyền được khai sinh, khoản 1 điều 55 Bộ Luật dân sự quy định: mọi người sinh ra đều có quyền được khai sinh, không phân biệt trong giá thú hay ngoài giá thú. Những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cũng được quyền khai sinh, Bộ Luật dân sự đã có quy định cụ thể (điều 56). Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Trước hết là những nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam. Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con (điều 19, 21, 34), nguyên tắc bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của trẻ em, nguyên tắc tôn trọng trách nhiệm, quyền hạn của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hay các cơ quan, đoàn thể phụ trách việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em.

Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình, gồm: quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa các thành viên trong gia đình. Với phạm vi điều chỉnh như trên LHN&GĐ coi trẻ em là thành viên đặc biệt của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp luật đặc biệt. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong LHN&GĐ thể hiện thông qua các qui định cụ thể của pháp luật hôn nhân gia đình về quyền nhân thân, quyền tài sản trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái giữa các thành viên trong gia đình như: quyền được khai sinh, quyền có cha có mẹ, quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc… bảo đảm cho mọi trẻ em được hưởng chế độ nuôi dạy và chăm sóc tốt nhất. Đồng thời LHN&GĐ còn xác định trách nhiệm nhân thân và tài sản giữa trẻ em và cha mẹ, ông bà, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ nhân thân, trẻ em còn có quyền và nghĩa vụ tài sản [11;26].

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)