NHÓM NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 104)

Những yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về trẻ em ở nƣớc ta trong nền kinh tế thị trƣờng:

Đời sống người dân sau gần 20 năm đổi mới đã được nâng cao rõ rệt. Tuy vậy, vẫn còn nhiều gia đình khó khăn nhất là trong khu vực nông thôn, miền núi. Việt nam vẫn còn là nước nghèo, dân số tăng nhanh, chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh kéo dài, điều kiện khắc nghiệt của thiên tai. Ngoài ra, cũng phải kể đến do một số chính sách, quy định pháp luật còn bất cập, hạn chế, cơ chế thực thi kém hiệu lực và hiệu quả. Nhận thức về các chính sách xã hội còn hạn chế. Dưới tác động của những khiếm khuyết của cơ chế thị trường và cộng với ý thức luật pháp, đạo đức còn kém nên đã dẫn đến nhiều sai phạm, trong một bộ phận cán bộ, cư dân còn có biểu hiện xuống cấp về đạo đức và sự vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Đặc biệt là vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, sự phân chia giàu nghèo, các tệ nạn xã hội tăng nhanh cả về số lượng và nguy cơ trầm trọng, tình hình vi phạm pháp luật và mức độ nguy hiểm của tội phạm ngày càng gia tăng.

Còn nhiều trẻ em mắc bệnh tật và thiếu dinh dưỡng trong đó có hậu quả của chiến tranh để lại. Sự đói nghèo còn là nguyên nhân của nạn trẻ em thất học, trẻ em đường phố, lao động sớm để kiếm sống và trẻ em phạm pháp gia tăng. Trẻ em lang thang là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến trên phạm

vi rộng, đó chính là do thiếu sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và phải tự kiếm sống bằng nhiều hoạt động khác nhau diễn ra hàng ngày trên đường phố, hiện nay số trẻ em lang thang có xu hướng gia tăng. Đặc điểm chung của trẻ em lang thang là phải chịu nhiều thiệt thòi không được chăm sóc giáo dục, vui chơi, thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội, các em không được hưởng đầy đủ các quyền của mình đã được Nhà nước và xã hội công nhận, từ đó dẫn đến sự phát triển về thể lực, tâm lý không bình thường dễ tạo ra cho các em có những mặc cảm, cách nhìn tiêu cực đối với xã hội, các em dễ bị lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, nghiện hút, mại dâm, nhiễm HIV, AIDS[30;4].

Việc bảo đảm các quyền của trẻ em còn nhiều tồn tại như trên toàn quốc trẻ em chưa được khai sinh còn 13% (ở Yên Bái còn khoảng 20.000 em), trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật có nhu cầu được bảo vệ còn khoảng 50.000 em (trên tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn), tỷ lệ tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn cao khoảng 35%, còn khoảng 50% trẻ em chưa được đến trường mầm non (hiện có 588 xã chưa có giáo dục mầm non). Khoảng 2 triệu trẻ em chưa được phổ cập tiểu học (10%)[30;17].

Nguyên nhân tồn tại xuất phát do công tác tuyên truyền vận động thực hiện Luật BVCSGD trẻ em trong nhân dân chưa được thường xuyên. Tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, do nhận thức của một số bộ phận dân cư ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các cơ quan quản lý Nhà nước còn khiếm khuyết về tổ chức hoạt động, chưa thấy được tầm quan trọng về các quyền cần được bảo vệ của trẻ em, mặt khác một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với công tác này.

Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ gia đình, nhà trường phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ xã hội.

Trước tiên là những bất cập trong tổ chức cộng đồng và quản lý xã hội. Hiện nay trong cả nước còn thiếu rất nhiều tụ điểm vui chơi, giải trí cho thanh, thiếu niên và nhi đồng. Chính vì vậy, hầu như các ngày nghỉ các em không có chỗ vui chơi, vì thế thường tụ tập nhau ở ngoài đường tán gẫu, đánh lộn, đua xe... trong

điều kiện gia đình và nhà trường không quản lý và theo dõi, do vậy thường xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

Công tác tổ chức sinh hoạt Đoàn, Đội được thực hiện chưa tốt. Thực tế cho thấy phần lớn trẻ em phạm pháp không sinh hoạt trong tổ chức Đoàn, Đội.

Một vấn đề nữa mang tính thời sự của đất nước là chúng ta chưa có biện pháp dạy nghề phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên. Hàng năm số lượng thanh thiếu niên tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học không học tiếp là rất lớn (khoảng 6.000.000/năm), do không học tiếp và cũng không học nghề nên các em thường ở nhà chơi bời, lang thang, vì vậy thường bị thu hút vào các tệ nạn xã hội và từ đó sa và con đường vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay với chính sách mở cửa, bên cạnh những luồng gió mát tràn vào, xen vào đó có những làn gió độc, các văn hoá phẩm có nội dung bạo lực, đồi trụy không lành mạnh len lỏi theo các con đường khác nhau vào Việt nam. Trẻ em do còn non nớt về trí tuệ, đang ở trong giai đoạn có nhiều biến động về tâm, sinh lý, lại thêm bản chất hiếu kỳ, tò mò nên rất dễ bị lôi kéo, các nọc độc này rất có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của trẻ em.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 104)