Hoạch định và tổ chức thực thi nhiều chƣơng trình hành động quốc gia về chăm

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 83)

về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Đảng và Nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã tiến hành nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em. Với các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em được đưa ra ở các giai đoạn khác nhau nhằm mục tiêu: “tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh để cho trẻ em Việt nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triền toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.[20] Qua đó sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta đã thu được những thành tựu nhất định. Có thể khái quát ở một số thành tựu chủ yếu sau.

- Quyền sống còn của trẻ em được bảo vệ. Theo số liệu của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi chết chỉ còn 43%, vượt kế hoạch đề ra là 13%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin là 93,3%, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 3,3%, tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp dưới 2500gr chỉ còn 7,7% vượt chỉ tiêu 1,73 %.

- Quyền phát triển của trẻ em cũng có sự cải thiện đáng kể. Trẻ em không chỉ cần được sống, mà còn phải được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và tinh thần, trẻ em có phát triển thì đất nước mới trường tồn. Xuất phát từ quan điểm trên Nhà nước ta đã hết sức quan tâm, đầu tư đảm bảo cho mọi trẻ em đều được chăm sóc và phát triển. Về giáo dục cho trẻ em, đến năm 2000, 100% tỉnh, thành trong cả nước đã hoàn thành

vượt chỉ tiêu đề ra là 3%, trẻ em học mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi đạt 42% trong khi chỉ tiêu đặt ra là 35 đến 40%.

- Quyền được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí.

Trong lĩnh vực chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần, vui chơi, giải trí cho trẻ em, tính đến năm 2000 tỷ lệ các quận huyện có cơ sở văn hoá, vui chơi, giải trí là 50,8%. Để đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, một trong những việc làm thiết thực của nước ta là tăng dần khoản chi ngân sách cho các hoạt động vì trẻ em từ 2,4% đến 2,8 % ngân sách dành cho các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước đã và đang tổ chức hàng loạt các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Với các nỗ lực trên, thực trạng chất lượng cuộc sống của trẻ em được cải thiện rõ rệt. Kết quả cho đến năm 2000 đã có 70% trẻ em không nơi nương tựa được chăm sóc, giúp đỡ tại cộng đồng, trong đó 30% được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, 100% trẻ em hồi hương hợp pháp được chăm sóc, tái hoà nhập cộng đồng, trên 80% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật nụ cười. Hàng triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ, cải thiện đời sống, mỗi năm có hơn 200.000 trẻ em tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội, 55.000 trẻ em mồ côi được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng tại cộng đồng, khoảng 40% trẻ em khuyết tật được chăm sóc phục hồi chức năng, gần một triệu con em các gia đình nghèo được miễn giảm học phí… [34]

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 83)