THỰC TRẠNG NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 95)

Những năm gần đây, tình hình phạm tội của người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Dưới những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường, những sự du nhập văn hoá phẩm độc hại từ bên ngoài đang là những tác động xấu, làm sai lệch những chuẩn mực đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên. Do nhiều nguyên nhân kinh tế và xã hội, tình trạng trẻ em lang thang đang có chiều hướng gia tăng, và cũng có tác động đến tình trạng trẻ em phạm tội. Qua kết quả khảo sát tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên tại Hà nội cho thấy, trong số các hành vi phạm tội đáng chú ý nhất là những hành vi mang tính chất bạo lực ở mức độ cao và có chiều hướng gia tăng. Số thanh thiếu niên phạm các các tội danh ngày càng tăng, hầu như có đủ tất cả các loại tội danh, kể cả tội phạm nghiêm trọng. Thanh thiếu niên phạm tội thường là những người có trình độ học vấn thấp. Xu hướng phạm tội theo các băng nhóm, kết bè đảng và tái phạm cũng đang có chiều hướng gia tăng. Qua khảo sát ở một trại giam cho thấy, tình trạng tái phạm của các em là tương đối phổ biến, số các em vi phạm pháp luật từ 3 đến 5 lần và 6 đến 10 lần là phổ biến, thậm chí có cả những vi phạm trên 10 lần cũng chiếm tỷ lệ đáng kể[25]. Diễn biến phạm tội ở trẻ em hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả số lượng và tính chất. Tội phạm và các tệ nạn xã hội ở NCTN xảy ra ở hầu hết các

địa phương trong cả nước, chẳng hạn ở Quảng Ninh, “tính trong 8 tháng đầu năm 2001, nạn tội phạm học đường đã tăng gấp 10 lần so với năm 1999 với đủ loại hình và mức độ”. Số trẻ em phạm tội trung bình hàng năm chiếm từ 8-10% tổng số tội phạm. Điều đáng nói là tội phạm và các tệ nạn xảy ra trong nhà trường xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, những tội phạm “mặt trắng” này phạm hầu hết các tội kể cả các tội cờ bạc, nghiện hút, cướp của, giết người.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng số tội phạm trẻ em bị phát hiện và xử lý chỉ là con số nhỏ, là phần nổi của tảng băng, so với phần chìm - tội phạm ẩn. Bên cạnh đó hiện nay chúng ta còn phải đau đầu với tệ nạn mại dâm của người chưa thành niên. Các em bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường bán mình cho khách để "tú ông", "tú bà" thu lợi. Tệ nạn này cũng gây cho các em, gia đình, xã hội và nhà nước phải quan tâm. Đó là nguyên nhân huỷ hoại đời của bao bé gái, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh thế kỷ HIV - AIDS.

NCTN phạm tội thường tập trung vào nhóm có trình độ văn hóa thấp. STT VỀ TRÌNH ĐỘ SỐ TE LÀM TRÁI PL 1 12/12 11 EM 2 11/12 44 EM 3 10/12 36 EM 4 7/12 19 EM 5 4/12 2 EM 6 BỎ HỌC 6 EM (Bảng số liệu về trình độ TE làm trái PL)

Nguồn: từ báo cáo kết quả khảo sát, điều tra cơ bản về tình hình TE làm trái PL của phòng CSHS công an tỉnh Thanh Hóa năm 2004

Xét về cơ cấu tội phạm thì thấy rằng NCTN phạm vào hầu hết các tội danh được quy định trong BLHS, nhưng chủ yếu tập trung vào các nhóm tội xâm phạm tài sản, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm... Với các loại tội này NCTN thường giữ vai trò chủ động và phạm tội có tổ chức. Tình trạng sử dụng bạo lực trong NCTN phạm tội phát triển mạnh, những hành vi cố ý gây thương tích, cướp, cưỡng đoạt, hiếp dâm, cưỡng dâm ngày càng phổ biến, tăng về

tập trung ở đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven đô), đối tượng này chiếm tới 70% tỷ lệ NCTN phạm tội.

NCTN phạm tội thường tập trung vào nhóm có trình độ văn hoá thấp (không biết chữ hoặc chỉ mới học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở), xem trong bảng dưới.

Tổng số đt / tỉ lệ

Không

biết chữ Tiểu học Trung học

cơ sở Trung học Đã bỏ học 571 110 118 158 125 66

100% 19,26% 20,66% 27.76% 21,89% 11,12%

Bảng 7. Tỷ lệ trình độ văn hoá của đối tượng phạm tội là NCTN .

Nguồn: Báo cáo tình trạng NCTN phạm tội- Công an tỉnh Thừa thiên- Huế.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tái phạm là khá cao ở NCTN, phạm tội có tổ chức cũng ngày càng phổ biến, NCTN phạm tội thường thực hiện theo băng nhóm, tỷ lệ phạm tội có tổ chức ở NCTN chiếm từ 35% đến 40% trong tổng số các vụ án do NCTN thực hiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 95)