MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 116)

CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM

3.7.1 NHỮNG NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƢỢC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM Ở NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bảo vệ quyền trẻ em vì sự phát triển toàn diện của trẻ em là một chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Chính sách đó đã được thể hiện trong hệ thống pháp luật và các Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em. Đặc biệt là với Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001- 2010. Để Chương trình hành động quốc gia đi vào cuộc sống, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2001/QĐ- TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001 về việc phê duyệt chương trình này. Sự kiện này một lần nữa khẳng định quyết tâm nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong sự nghiệp bảo vệ các quyền, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chương trình hành động quốc gia về trẻ em có những nội dung chủ yếu sau đây.

Mục tiêu tổng quát.

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHƢƠNG TRèNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA Vè TRẺ EM VN (2001-2010)

 Mục tiờu 1: Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em

 Mục tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản

 Mục tiêu 3: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

 Mục tiêu 4:Tăng tỷ lệ dân số dùng nước sạch và hố xí hợp vệ sinh

 Mục tiêu 5: Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi được phổ cập giáo dục tiểu học

 Mục tiêu 6: Tăng tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

 Mục tiêu 7: Tăng cường chăm sóc và quan tâm tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

 Mục tiêu 8: Tăng tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học

 Mục tiêu 9: Tăng tỷ lệ tốt nghiệp bậc trung học cơ sở

 Mục tiêu 10: Tăng tỷ lệ trẻ mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc

 Mục tiêu 11: Tăng tỷ lệ chăm sóc trẻ em tàn tật

 Mục tiờu 12: Giảm tỷ lệ trẻ em thuộc các đối tượng đặc biệt

 Mục tiêu 13: Tăng tỷ lệ trẻ em sinh ra được đăng ký khai sinh trước 5 tuổi

 Mục tiêu 14: Tăng tỷ lệ các xó, phường có điểm vui chơi cho trẻ em đạt tiêu chuẩn

 Mục tiêu 15: Tăng tỷ lệ các quận huyện có trung tâm vui chơi cho trẻ em được tổ chức quản lý

- Cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống vì trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em Việt nam có cơ hội phát triển cả về thể lực và trí lực.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng các dịch vụ cung cấp y tế, giảm các tỷ lệ mắc các dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển hệ thống giáo dục đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em theo từng độ tuổi.

- Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngăn chặn sự gia tăng các vấn đề bức xúc của trẻ em: xâm hại trẻ em, trẻ em nghiện hút, trẻ em làm trái pháp luật.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, huy động các nguồn lực tại chỗ nhằm chủ động góp phần tích cực giải quyết các mục tiêu vì trẻ em.

- Xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em Việt nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

- Mục tiêu cụ thể.

Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt nam 2001- 2010 đã xác định các mục tiêu cụ thể sau:

- Về quyền sống: Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống 30% số trẻ em sinh ra sống vào năm 2005 và xuống dưới 25% vào năm 2010; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 36% vào năm 2005 và xuống dưới 32% vào năm 2010; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100 000 vào năm 2005 và xuống dưới 70/ 100 000 vào năm 2010.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 25% vào năm 2005 và xuống dưới 20% vào năm 2010; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) bình quân mỗi năm 1,5%. Về sức khỏe trẻ em: phấn đấu đến năm 2010 cải thiện toàn diện sức khỏe của trẻ em cả về thể chất, tinh thần và xã hội, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng nguồn nhân lực để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khắc phục từng bước sự chênh lệch sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh, tử vong trẻ em giữa các vùng. Đặc biệt quan tâm cải thiện các chỉ tiêu sức khỏe trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhất là những chỉ tiêu về tử vong sơ sinh và tử vong chu sinh - những chỉ tiêu phản ánh trung thực nhất chất lượng chăm sóc sức khỏe.

-Về quyền phát triển: Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên toàn quốc vào năm 2010; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp; đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành.

Giáo dục mầm non: số trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục tiểu học: số học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 97% vào năm 2005 và 99% vào năm 2010; số học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010; 80% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học hết tiểu học và số còn lại học hết lớp 3 vào năm 2010, không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ vào năm 2010.

Giáo dục trung học cơ sở: số học sinh tốt nghiệp bậc trung học cơ sở đạt 70% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010.

- Về văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em: đến năm 2005 có 50% và đến năm 2010 có 100% số xã, phường tổ chức được cơ sở văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em, trong đó đến năm 2005 có 40% và đến năm 2010 có 50% số cơ sở đủ tiêu chuẩn; đến năm 2005 có 75% và đến năm 2010 có 100% số quận, huyện tổ chức và quản lý được cơ sở văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em. Tăng số lượng trẻ em tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh và số trẻ em tình nguyện tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội bổ ích.

- Quyền đƣợc bảo vệ: bảo vệ trẻ em không bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội; phòng ngừa bạo lực đối với trẻ em; chống mọi phân biệt đối xử đối với trẻ em; phòng ngừa trẻ em bị tai nạn, thương tích.

Đảm bảo 80% số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị tai nạn thương tích. Tăng cường chăm sóc trẻ em khuyết tật và tàn tật. Số trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật, chỉnh hình đạt 90% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010; số trẻ em khuyết tật được hỗ trợ phục hồi chức năng đạt 65% vào năm 2005 và 70% vào năm 2010.

Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: số trẻ em lang thang kiếm sống và trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại giảm 70% vào năm 2005 và giảm 90% vào năm 2010; giảm dần vào năm 2005 và giảm cơ bản vào năm 2010 số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị mua bán; số trẻ em bị nghiện ma tuý giảm 70% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010; số trẻ em phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng giảm

Phòng ngừa để giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị lây nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS. Số trẻ em được khai sinh trước 5 tuổi đạt 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010 .

3.7.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền trẻ em

Pháp luật tuy không phải là tất cả trong việc bảo vệ các quyền trẻ em song pháp luật là cơ sở pháp lý, là công cụ không thể thiếu được của sự nghiệp này. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về trẻ em, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng như luật hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình, hình sự...

Cần tổng rà soát, bãi bỏ những quy định pháp luật lạc hậu, bất cập, mâu thuẫn, không phù hợp hoàn toàn với thực tiễn Việt nam, thực tiễn một số vùng miền đặc thù.

- Thống nhất về xác định độ tuổi trẻ em

Trong các quy định của pháp luật cần có sự thống nhất trong việc xác định độ tuổi của trẻ em, Nhà nước ta là một trong những nước đã công nhận và phê chuẩn Công ước quyền trẻ em, theo Công ước quy định thì trẻ em là người dưới 18 tuổi, trong khi đó, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi (Điều 1), Luật HNGĐ xác định độ tuổi con nuôi là 15 tuổi trở xuống (Điều 34), Bộ luật Hình sự quy định người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, BLLĐ quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 119) và khái niệm trẻ em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi. Trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, chưa có sự thống nhất về độ tuổi cụ thể của trẻ em trong pháp luật quốc gia, để phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và các văn bản

pháp lý có liên quan, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em Việt nam (độ tuổi từ 16 - 18 tuổi đang bị bỏ rơi), phù hợp hệ thống pháp luật Việt nam và Công ước Quốc tế trên cơ sở của Hiến pháp nên quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Mặt khác về trình tự thủ tục áp dụng pháp luật đối với trẻ em (NCTN) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đảm bảo quyền lợi của NCTN khi tham gia tố tụng (Điều 276) về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội vẫn còn quy định chung chung như "trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diện của gia đình bị can..." nên trong thực tế việc áp dụng xảy ra nhiều vướng mắc không rõ ràng là khi nào cần thiết và khi nào không cần thiết, hoặc độ tuổi nên cần thiết phải áp dụng... Do vậy cũng cần phải quy định cụ thể hoặc phân định độ tuổi áp dụng, những thủ tục tố tụng đó đối với người chưa thành niên.

- Cần sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền của trẻ. Ban hành chính sách mới để đảm bảo cho trẻ hưởng quyền bình đẳng như nhau.

- Ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em tàn tật, mồ côi. - Ban hành chính sách nâng cao thể lực trẻ em.

- Ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho trẻ em nghèo. - Đảm bảo sự tham gia trong lĩnh vực tố tụng hình sự của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, trong các vụ án mà có liên quan đến người chưa thanh niên. Sự tham gia của UBDS GĐ&TE sẽ đảm bảo cho quyền lợi của trẻ em một cách tốt hơn.

- Xây dựng đội ngũ điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân chuyên trách, được đào tạo có hệ thống, được trang bị kiến thức về tâm lý trẻ em.

- Phiên tòa xét xử về trẻ em nên xử kín. Việc xét xử công khai sẽ làm cho trẻ mất tự tin. Ngoài ra, đối với người chưa thành niên thì việc xử phạt là mang tính giáo dục, giúp trẻ nhận ra sai lầm và trở thành người có ích. Việc xét xử công khai làm trẻ bị mặc cảm và ảnh hưởng đến tương lai sau này.

việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em nhằm chăm sóc, gìn giữ kịp thời khuyên răn, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện hoặc hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em cũng như những hành vi xâm hại quyền trẻ em.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em và cho trẻ em trong cộng đồng, nhà trường. Đối với cả bản thân trẻ em và người lớn, các tổ chức nhà nước và xã hội. Sự phổ biến, giáo dục pháp luật cần phù hợp với từng loại đối tượng và từng địa điểm, địa phương khác nhau. Việc đưa môn học pháp luật vào các nhà trường là cần thiết song phải vừa phải, không nên đưa những nội dung lý luận pháp luật khó hiểu vào chương trình học tập như lâu nay. Cần phải đưa vào chương trình môn học này những bài học ngoại khoá như mời các cán bộ làm công tác thực tiễn thuyết trình về tình hình vi phạm pháp luật có liên quan đến trẻ em, dạy cho trẻ em kỹ năng sống, tuân thủ pháp luật, sống có đạo đức vv..

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 55 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 38 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 06 của Thủ tướng chính phủ và các văn bản liên quan đến công tác BVCS và GDTE. Thực hiện Quyết định số 134/1999/QĐ TTg của Thủ tướng chính phủ (Triển khai nghiêm túc 5 đề án của chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn). Thực hiện Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt nam giai đoạn 2001-2010. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần tuyên truyền rộng rãi Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học và các luật liên quan đến trẻ em.

- Nâng cao hiệu quả của các hoạt động trợ giúp và tư vấn pháp luật miễn phí cho trẻ em. Tăng cường biện pháp xã hội hoá hoạt động đối với việc BVCSGD trẻ em, tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và gia đình trẻ em phạm tội có khó khăn.

- Tăng cường các biện pháp giáo dục văn hoá, đạo đức, dạy nghề... phát triển các trung tâm, hình thức vui chơi giải trí thể thao, Nhà văn hoá để phục vụ trẻ em nhằm nâng cao hiểu biết xã hội, hoà nhập với cộng đồng phát triển đời

sống tinh thần, tạo môi trường sống học tập vui chơi lành mạnh văn hoá có trật tự kỷ cương.

- Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường, cộng đồng đối với trẻ em. Điều này phải tiến hành thường xuyên và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em. Nâng cao vai trò giáo dục của gia đình trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ em. Gia đình, các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm yêu

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 116)