NHÓM NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 99 - 101)

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng trẻ em khôn lớn, do vậy mọi tác động trong đời sống gia đình đều có ảnh hưởng đến tâm hồn, tình cảm của trẻ em. Trong gia đình người đầu tiên có sự ảnh hưởng đến con cái nhiều nhất đó là cha mẹ, ở những gia đình bố mẹ sống không gương mẫu, vi phạm các quy tắc của cuộc sống thì sớm hay muộn con cái của họ cũng đi vào con đường phạm pháp, hư hỏng. Điều kiện sống của gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành nhân cách của con cái. Ở đây điều kiện sống phải được hiểu ở góc độ rộng: điều kiện về vật chất, điều kiện về học tập, vui chơi, môi trường sống... trong đó những hành vi của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của trẻ, đó là:

1. Các hành vi vi phạm quy tắc đạo đức; 2. Các hành vi vi phạm pháp luật;

Sự quan tâm giáo dục con cái chưa đúng phương pháp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của trẻ. Một điểm chung là do gia đình hiện nay ít con, đời sống kinh tế lại tương đối đầy đủ, vì vậy thường đặt con vào vị trí trung tâm, vì thế đứa trẻ luôn được đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi một cách dễ dàng nhiều khi cả những nhu cầu bất hợp lý, thực tế đó dẫn đến lối sống ích kỷ, chỉ biết đòi hỏi cho mình, không biết nghĩ đến những người xung quanh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thói quen ăn uống, tiêu xài vô độ, khi không được đáp ứng các nhu cầu sẵn sàng trộm cắp, phạm tội để có tiền tiêu xài. Theo số liệu của Bộ công an chiếm tới 21% trẻ em vi phạm vì gia đình quá chiều chuộng. Qua điều tra ở trường giáo dưỡng số 2 (Bộ Công An) thấy có 62,45% thanh, thiếu niên hư là do cha mẹ để mặc, thờ ơ và 29% do được nuông chiều quá mức.

Sự bỏ mặc của nhiều bậc cha mẹ đối với con cái do nhu cầu mưu sinh cũng đã dẫn đến tình trạng trẻ em lêu lổng, sớm sa vào con đường tội lỗi. Ngược lại với tình trạng trên, có nhiều bậc cha mẹ lại quá khắt khe với con cái. Cuộc sống bận rộn đã làm cho một số bậc cha mẹ không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái làm cho các em cảm thấy cô độc, không tìm được tiếng nói cảm thông từ cha mẹ, vì thế các em đi tìm sự cảm thông từ phía bạn bè, ở đây với sự non nớt về trí tuệ các em rất dễ bị sa vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội.

Nhiều trường hợp do quá nghiêm khắc, nóng nảy, không kiềm chế cha mẹ đã đánh đập con, đối xử với con hết sức tàn nhẫn, làm cho đứa trẻ không còn cảm nhận được tình thương của gia đình, của cha mẹ dẫn đến tình trạng khủng hoảng về tâm lý, sinh ra tư tưởng trả thù, bỏ nhà đi lang thang. Trong số các em phạm pháp bị khởi tố có tới 49% đã bị gia đình ngược đãi đẩy các em ra khỏi cuộc sống gia đình.

Tình trạng ly hôn, ly thân gia tăng cũng là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ em vào bước đường cùng, nạn nhân của sự kiện ly hôn bao giờ cũng là con cái, các em cảm thấy tự ty, không còn tin tưởng vào bất cứ ai, điểm dựa tinh thần của các em bị sụp đổ. Hậu quả là một số em không đủ bản lĩnh đã sa vào con đường rượu chè, cờ bạc, nghiện hút và cuối cùng là phạm tội.

không được gia đình quản lý đúng mức, do bị gia đình chửi mắng đánh đập, gia đình có người làm ăn phi pháp, bố mẹ ly hôn và được nuông chiều quá mức... Những việc làm hành vi lối sống của bố mẹ đã để lại trong tâm lý trẻ một ấn tượng xấu, gây ảnh hưởng đến tư tưởng và hành vi của chúng, dẫn đến việc chán chường và đi vào con đường phạm tội.

Tại trường giáo dưỡng số 2, 60-70% các em phạm tội, hư hỗn do gia đỡnh giỏo dục khụng nghiờm khắc; 29% số em hư do bố mẹ chết, ly hôn hoặc đi tù. Ở trại giam Thanh Xuân, 57% phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, đánh đũn, nhiều em sống trong gia đỡnh cú người thân đánh bạc, nghiện hút.[28]

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)