THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 93)

VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Nếu như luật pháp Việt nam đã có những điều khoản bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người - phụ nữ trước chồng của họ thì pháp luật lại chưa có những điều khoản cụ thể để bảo vệ đầy đủ quyền của trẻ em trước cha mẹ chúng[21;31]. Đây cũng là điểm còn thiếu của PLHNGĐ và PLHS.

Pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta về cơ bản đã thể hiện đầy đủ các nguyên tắc, chế định nhằm ghi nhận và bảo vệ các quyền trẻ em ghi trong Công

ước quốc tế về quyền trẻ em. Tuy vậy, do còn có những quy định bất cập của pháp luật và việc áp dụng pháp luật chưa nghiêm, pháp chế chưa đảm bảo nên việc vi phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ em cũng còn xảy ra nhiều, thậm chí có lĩnh vực lại gia tăng. Do chưa được quy định rõ về chế độ pháp lý về tài sản riêng của vợ chồng, con cái nên dẫn đến các tranh chấp, vi phạm quyền tài sản của các thành viên gia đình đặc biệt là của người vợ và của người con chưa thành niên.[22] Các quyền cơ bản của trẻ em đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chỉ được thực hiện khi các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý của mình. Giữa các quy định pháp luật về quyền trẻ em và việc thực thi chúng trong cuộc sống vẫn còn một khoảng cách quá xa. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền trẻ em trên tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội. Nhà nước cần thành lập Toà án vị thành niên để bảo vệ quyền trẻ em một cách có hiệu quả hơn. Cần xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Pháp luật Hôn nhân và Gia đình là một trong những lĩnh vực liên quan đến trẻ em nhiều nhất. Hầu hết mọi chế định trong pháp luật Hôn nhân và Gia đình đều có sự điều chỉnh đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, là một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Nhưng trong thực tế những năm qua tình trạng vi phạm pháp luật Hôn nhân và Gia đình còn xẩy ra tương đối phổ biến.

Tình trạng ly hôn gia tăng trong thời gian qua ngày càng cao làm thay đổi môi trường gia đình, trong đó có cả những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong sự kiện ly hôn quyền và lợi ích của trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất, môi trường gia đình xáo trộn tác động rất lớn tới tâm sinh lý các em. Vẫn còn nhiều trường hợp trẻ em bị cha mẹ ruồng bỏ sau ly hôn mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình quy định bên nào nuôi con cũng không được cản trở phía bên kia chăm sóc, quan tâm, nuôi dưỡng con. Trẻ em là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, sau khi bố mẹ ly dị, không còn được sống chung với bố mẹ, nhiều em không vượt qua nổi và thường bị xốc về mặt tinh thần, tâm lý, điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của trẻ.

Tình trạng ly hôn ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sự bền vững của gia đình, đến sự ổn định của xã hội. Không những thế, sự tan vỡ của gia đình đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bình thường về tâm sinh lý của trẻ em. Thông thường, sau sự đổ vỡ của cha mẹ, quyền và lợi ích của con chưa thành niên bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong cuộc sống tiếp theo của trẻ bây giờ chỉ còn sự chăm sóc, giáo dục hoặc là của bố hoặc là của mẹ hoặc thậm chí có thể là không của ai cả. Trẻ luôn sống trong trạng thái u uất, lạnh lẽo và tổn thương... Và sự ảnh hưởng về tâm lý này mới là đáng kể, không còn là thái độ tiếp nhận cuộc sống bình thường như nhiều đứa trẻ khác. Con số vụ ly hôn càng tăng thì đồng nghĩa với nó là sự ảnh hưởng xấu tới quyền, lợi ích và tâm lý của trẻ em. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết các vụ ly hôn của Tòa án các cấp còn mắc phải nhiều hạn chế và thiếu sót.

Vấn đề tài sản cũng trở nên rắc rối trong các vụ ly hôn và nhiều khi rất khó có cách giải quyết phù hợp do Luật HN và GĐ cũng chưa có quy định cụ thể. Điều này thực sự gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của trẻ em. Ngoài ra, tình trạng ly thân cũng đang xẩy ra thậm chí gia tăng và cũng tác động xấu đến đời sống tinh thần, vật chất của trẻ em.

Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các vụ vi phạm pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích của trẻ em vẫn còn xảy ra khá phức tạp có khi phổ biến ở một số nơi. Tình trạng tảo hôn, cưỡng ép con chưa thành niên (thậm chí chỉ ở độ tuổi 13- 14) kết hôn còn xảy ra khá nhiều ở nông thôn, vùng dân tộc ít người. Việc tảo hôn đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và tâm lý của trẻ em, làm tăng tỷ lệ ly hôn, ảnh hưởng đến sự bền vững của gia đình, con cái không được chăm sóc, giáo dục đầy đủ... Các vi phạm về hộ tịch như đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, đăng ký nuôi con nuôi... chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.

Cũng trong lĩnh vực HNGĐ, trẻ em còn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Đây là một vấn đề liên quan đến quyền trẻ em và cần phải bị xã hội lên án gay gắt khi chính những ông bố bà mẹ lại là những người đánh đập, hành hạ con mình, khiến nỗi đau đớn và thiệt thòi của trẻ em là rất to lớn và sâu sắc, bởi lẽ nó không chỉ ảnh hưởng tới hiện tại mà còn ảnh hưởng tới tương lai lâu dài của trẻ em.

Thanh thiếu niên được tiến hành cuối năm 1998 đã cho thấy một con số đáng lo ngại về tình hình bạo lực đối với trẻ em. Trong số 1240 trẻ em được hỏi có tới 90,25% nói rằng chúng thường bị cha mẹ đánh khi có lỗi, trong đó vừa đánh vừa mắng 25,6%, đánh đau là 64,92%.

Chắc không ai có thể không khỏi căm phẫn khi chứng kiến phiên tòa của TAND thị xã Bắc Ninh xét xử vụ án Phan Thị Hiền cùng chồng là Nguyễn Việt Hùng đã hành hạ, ngược đãi con mình là cháu Nguyễn Huy Vĩnh Hiệp 9 tuổi. Trong suốt một thời gian dài từ tháng 10/ 2000 đến tháng 3/ 2001, hai vợ chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập một cách dã man em Hiệp. Họ bắt em dìm đầu vào chậu nước, xô đầu vào tường, thậm chí bắt em ăn các thứ ghê tởm và bẩn thỉu như cám lợn sống, cơm thiu, rau lợn và tội ác lên đến đỉnh điểm khi chúng bắt em Hiệp phải tự khâu mồm mình. Quả thật, ít ai có thể tin được rằng những hành động ghê tởm ấy lại của chính những ông bố, bà mẹ của đứa trẻ. Và cũng thật may khi đây là một trong số ít những vụ hành hạ, ngược đãi trẻ em bị phanh phui và khởi tố hình sự[23;10]. Và hàng loạt các trường hợp ngược đãi trẻ em vẫn im lìm trong bóng tối hay cũng chỉ bị trừng phạt bởi dư luận xã hội.

Tất cả những lý do có thể giải thích cho những tội ác của các bậc cha mẹ thường là xuất phát từ quan niệm "con tôi, tôi đánh", đánh cũng là một cách dạy dỗ và giáo dục con trẻ hay đánh con cũng chỉ nhằm giải tỏa những bế tắc hoặc xung đột của chính mình.

"Con tui, tui đẻ, tui nuôi, tui có quyền đánh" đó là câu trả lời của một người mẹ trong cơn nóng giận đã đổ xăng vào người con để đe doạ và trừng phạt, rồi châm lửa đốt. Hay chị Đinh Thị Hiền ở Nam Dương, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây vì luôn bị chồng đánh đập đã xiết dây vào cổ hai cháu Hưng 6 tuổi và Huy 7 tuổi đến chết rồi thắt cổ chết[24].

Chúng ta không còn cơ hội để cứu những đứa trẻ đáng thương song điều mà chúng ta còn có thể làm được là phải trừng trị những kẻ luôn hành hạ, ngược đãi vợ con, những kẻ đó là nguyên nhân trực tiếp của những cái chết tức tưởi. Rất nhiều người trong số họ nay lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Điều đáng tiếc là chỉ có dư luận xã hội lên án chúng và chúng ta đành phải an ủi rằng: chúng sẽ bị tòa án của lương tâm và dư luận xã hội xét xử.

Hầu hết các vụ án đau lũng với tớnh chất tương tự đều xảy ra trong những gia đỡnh bất hạnh; nhiều vụ ỏn, do bị hành hạ ngược đói quỏ thậm tệ nờn nạn nhõn đó cú hành động liều lĩnh kiểu tức nước vỡ bờ để rồi tự biến mỡnh từ bị hại thành bị cỏo.

Theo bỏo cỏo cụng tỏc xột xử của ngành Toà ỏn Hải phòng, tính đến tháng 9/2005 thỡ loại ỏn bạo hành gia đỡnh tăng cao so với năm trước tập trung hầu hết vào các tội xâm phạm sức khoẻ, tính mạng trong đó có nhiều vụ án gây xôn xao dư luận như: giết vợ vỡ lý do ghen tuông, đầu độc con để trả thù chồng, đầu độc cha vỡ bị hành hạ, ngược đói thậm tệ.

Thực tiễn cho thấy, những vụ án bị khởi tố, xét xử chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với những vụ bạo hành gia đỡnh diễn ra trong cuộc sống. Điều này xuất phát từ tính chất đặc thù của loại án này là bị cáo, bị hại đều là người thân ruột thịt trong gia đỡnh nờn đôi khi chính nạn nhân bị xâm hại cũng không muốn tố cáo đến cơ quan pháp luật bởi tâm lý ngại vạch ỏo cho người xem lưng những chuyện gia đỡnh. Cú rất nhiều vụ ỏn nguyờn nhõn dẫn đến hành vi phạm tội là do lỗi của nạn nhân, kẻ phạm tội vốn là nạn nhân bị bạo hành, bị ngược đói thậm tệ, bị đẩy đến đường cùng trở thành bị cáo - đó là những vụ án mà nguyên nhân do người chồng lỗi đạo, do đứa con hư bất hiếu.

Bên cạnh đó, những hành vi bạo lực và sỉ nhục, bạc đãi trẻ em không chỉ dừng lại ở môi trường gia đình - nơi mà đáng nhẽ ra phải tràn ngập sự yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng mà còn xảy ra tại các trường học, nhất là ở các trường phổ thông cơ sở và trường giáo dục tiểu học. Nhà trường chính là nơi giáo dục trẻ về văn hóa, nhân cách, đạo đức, lối sống... cho trẻ em, là môi trường có nhiều ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ em. Nhưng chính nơi đây lại xảy ra những hành vi rất vô lý và phi giáo dục do chính các thầy cô giáo gây ra. Dư luận và các bậc phụ huynh vô cùng phẫn nộ trước tình trạng con em mình bị chính các thầy cô giáo ngược đãi, hành hạ một cách vô đạo đức và tàn nhẫn. Một cô giáo lớp 5 lệnh cho một học sinh tát một học sinh khác vì em này không nộp vở cho cô. Hay một em học sinh khác phải nuốt gôm tẩy, nuốt giấy vì đã tẩy xóa hoặc đã viết giấy gửi cho bạn trong giờ học.

Vậy là gia đình không còn là tổ ấm, nhà trường và thầy cô không còn là chỗ dựa cho trẻ, trẻ không còn biết nương tựa vào đâu và hậu quả là trẻ trốn học, bỏ nhà đi lang thang... trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội rồi hư hỏng, phạm pháp... Nhưng những hành vi ngược đãi này cũng như bạo lực gia đình vẫn không bị pháp luật trừng trị thích đáng.

3.4 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Trong lĩnh vực lao động, đáng chú ý nhất là tình trạng lạm dụng và bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và sự chênh lệch mức sống khá cao giữa đô thị và nông thôn đã dẫn đến việc lôi kéo một bộ phận không nhỏ trẻ em nông thôn ra thành thị kiếm sống. Bên cạnh đó là một số trẻ em rơi vào tình trạng có bố mẹ li thân hoặc li hôn phải tự lo kiếm sống.

Một số số liệu sau đây tại địa bàn tỉnh Thanh hoá đã cho thấy rõ: Bảng 1:

STT Nội dung Năm 2003 Năm 2004 1 Tổng số TE Từ 0 -> dưới 16 tuổi 1.215.896 1.204.716 2 Tổng số TE lang thang 901 459 3 Tổng số TE đeo bám khách DL tại Sầm Sơn 335 397

(Bảng số liệu trẻ em có HCKK tham gia lao động kiếm sống)

Nguồn: rút ra từ báo cáo tổng kết công tác dân số - gia đình - trẻ em năm 2004 của ủy ban dân số gia đình & trẻ em tỉnh Thanh Hóa.

Nguyên nhân của tình trạng trẻ em phải lao động trước độ tuổi được phép thì có nhiều. Phần lớn trẻ em Việt nam sinh sống ở nông thôn, sau khoán 10, ruộng đất giao cho các hộ gia đình, hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế thay cho hợp tác xã nông nghiệp trước đây. Hầu hết trẻ em các gia đình làm nông nghiệp phải tham gia lao động rất sớm, lao động quá sức.

Bảng 2:

Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng số TE từ 0 -> dưới 16 tuổi 1.293.347 1.254.647 1.215.896

Tổng số TE dưới 16 tuổi bỏ học tham gia LĐ có thu nhập

5.207 3.806 3.444

(Bảng số liệu trẻ em bỏ học tham gia lao động)

Nguồn: rút ra từ báo cáo tổng kết công tác dân số - gia đình - trẻ em năm 2004 của ủy ban dân số gia đình & trẻ em tỉnh Thanh Hóa.

Hoàn cảnh khó khăn về kinh tế đã đẩy các em vào tình trạng lao động nặng nhọc, chấp nhận mọi điều kiện của chủ sử dụng. Hai nữa là trong xã hội chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng lao động trẻ em từ phía gia đình, cho rằng đó là việc riêng của mỗi gia đình. Phân hoá giàu nghèo trong xã hội đang diễn ra như một tất yếu, trẻ em tham gia quan hệ lao động xã hội ngày càng nhiều do hoàn cảnh. Cũng phải nói thêm cả về phía chủ sử dụng lao động là đã thiếu trách nhiệm đạo đức, bất chấp cả pháp luật, vắt kiệt sức lao động của trẻ em. Trẻ em tham gia vào các quan hệ lao động thường không được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Lợi dụng chỗ yếu này mà các chủ lao động bóc lột trẻ em và khi xẩy ra tranh chấp cũng không có đủ cơ sở pháp lý để xử lý người vi phạm và bảo vệ quyền của trẻ em. Hợp đồng miệng là hình thức phổ biến trong các quan hệ lao động trên thực tế đối với trẻ em. Không có một ràng buộc nào về mặt pháp lý giữa người sử dụng lao động với người lao động, do vậy, các vi phạm thường

“ẩn”, không thể và cũng không bị phát hiện, không có cơ sở để chứng minh là trẻ em đã bị bóc lột và đưa chủ sử dụng lao động ra xử lý trước pháp luật.

Trẻ em ở thụn Phỳ Hiệp, xó Hũa Hiệp Trung (Đông Hũa, Phỳ Yờn) chưa đến tuổi lao động, nhưng đó làm những việc nặng.

CỎCH Và TINH THẦN; CHưa được phép tham gia lao động với Ý NGHĨA Là MỘT THàNH TỐ CỦA LỰC Lượng sản xuất xÓ HỘI Và CHưa phải nguồn tăng thu nhập chính đối với gia đỠNH. HIỆN NAY, THEO NHỮNG THỤNG TIN CÚ được thỠ TRONG SỐ HàNG TRIỆU NGười tự do di trú từ nông thôn ra các đô thị tỠM KIẾM VIỆC LàM CÚ KHOẢNG 25-30% Là TRẺ EM Dưới 14 tuổi. Một hiện tượng khác cŨN đáng lo ngại hơn là một bộ phận trẻ em hoặc do hoàn

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)