Luật Hình sự, luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 34)

LHS là ngành luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với người phạm tội, NCTN là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự, pháp luật hình sự có chính sách đặc biệt đối với NCTN nhằm bảo vệ NCTN nói riêng và trẻ em nói chung trên cả hai mặt: khi là đối tượng bị xâm hại và khi là chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khi NCTN là người thực hiện hành vi phạm tội, họ

phải chịu TNHS nhưng việc xem xét TNHS của họ luôn phải đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm BVCS&GD của gia đình, nhà trường và xã hội. Chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội nhằm giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích. Vì vậy, đối với NCTN phạm tội chủ yếu áp dụng biện pháp giáo dục, phòng ngừa. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện biện pháp này, điều này thể hiện nhất quán trong pháp luật hình sự về TNHS thể hiện thông qua nguyên tắc xử lý, hệ thống hình phạt, hệ thống các biện pháp tư pháp đối với NCTN.

LTTHS đối với NCTN phạm tội là trình tự, thủ tục cần thiết phải được cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN.

Pháp luật hình sự của nhà nước ta đã trình bày khái quát ở trên luôn coi NCTN là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ ngay cả khi các em là chủ thể gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu TNHS. Chính vì vậy các qui định của pháp luật về trình tự tố tụng đối với đối tượng này có điểm khác biệt lớn đối với người lớn phạm tội. LTTHS bảo vệ quyền trẻ em bằng cách trao cho các em quyền tố tụng để các em tự bảo vệ quyền của mình đồng thời qui định các điều khoản cụ thể về tiêu chuẩn tiến hành người tố tụng, đối tượng chứng minh, việc tham gia của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 34)