NHÓM NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ NHÀ TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 102)

Sau cái nôi gia đình là nhà trường - môi trường thứ hai đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách cho trẻ em. Nhà trường nơi hầu hết các trẻ em gắn toàn bộ tuổi thơ của mình - khoảng thời gian cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Thực tế ở nhiều nơi chỉ chú trọng thành tích trong học tập nên chỉ chú ý tới việc cung cấp kiến thức cho học sinh mà chưa chú ý nhiều vào việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, có giáo viên đã thừa nhận: “Quả là có một khuynh hướng chỉ chú trọng về phương diện truyền thụ kiến thức đã phổ biến ở hầu khắp mọi nhà trường”. Nhiều giáo viên quan niệm rằng đó là công việc của gia đình. Tình trạng xuống cấp đạo đức trong học sinh thời gian qua làm nhức nhối dư luận xã hội (học sinh đánh thầy cô giáo, học sinh trả thù nhau... )

Ngoài ra còn phải kể đến xu hướng “thương mại hoá giáo dục”, học phí quá cao, hoặc như ở cấp tiểu học công lập miễn học phí nhưng các khoản nộp ngoài phí lại lớn, vì vậy nhiều bậc cha mẹ do kinh tế khó khăn đã không cho con, em đến trường. Tình trạng học quá tải ở các cấp học hiện nay cũng gây ra sự thiếu hứng thú trong học tập của rất nhiều trẻ em, tạo nên tâm lý ngại học, ngại đến trường, thù ghét tất cả những gì liên quan đến nhà trường.

Do trình độ văn hoá thấp, những trẻ em này thường kéo theo độ hiểu biết thấp, năng lực tiếp thu suy luận không nhạy bén, tình cảm, tư tưởng của các em

thất thường, nhiều em say mê, thích thú với những gì lệch chuẩn, các em muốn

“nổi loạn” để thu hút sự chú ý và chứng tỏ mình, những gì phù hợp với xã hội không được các em quan tâm.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ phạm tội ở NCTN có trình độ văn hoá thấp là rất cao, bởi lẽ ở độ tuổi này nếu không đến trường quỹ thời gian của các em sẽ rất khó quản lý, các em đi vào xã hội sớm, và do chưa có sự phát triển hoàn thiện về nhân cách nên các em rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và phạm pháp.

Theo Trung tõm nghiờn cứu trẻ em, cả nước hiện có khoảng 7 triệu trẻ em có biểu hiện rối nhiễu tâm lý như chán học, chống đối không vâng lời, bỏ học, trốn học, làm sai các quy tắc xó hội.[29]

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)