Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Hà Nội (Trang 114)

3.5.1 Nâng cao hiệu quả đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTTV.

Do đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện cần có định hướng khi cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tránh tình

trạng trang thiết bị vừa được cung cấp đã lỗi thời hoặc không sử dụng được gây lãng phí cho thư viện.

Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy tính trong thư viện, khắc phục kịp thời những sự cố. Xây dựng đường truyền internet tốc độ cao, tạo điều kiện cho cán bộ thông tin - thư viện và NDT trong trường có thể thể tra cứu thông tin trực tuyến.

Cho đến nay, TVĐHHN đã xây dựng được một số bộ sưu tập tài liệu số, tuy nhiên do chưa có phần mềm quản lí nên chưa thể tổ chức phục vụ bạn đọc. Vì vậy, TVĐHHN cần tính đến giải pháp mua một phần mềm chuyên dụng với các tính năng đáp ứng tốt việc tổ chức quản lí và phục vụ nguồn tài nguyên số hoá và phù hợp chuẩn.

TVĐHHN đã nâng cấp Libol 5.5 lên Libol 6.0. Mặc dù, trong phần mềm có phân hệ Sưu tập số, tuy nhiên, phần hệ này vẫn chưa đáp ứng tốt công tác quản lý nguồn tài liệu số. Do đó, trong thời gian tới, TVĐHHN cần được trang bị một phần mềm quản trị tài liệu số chuyên dụng.

3.5.2 Đào tạo ngƣời dùng tin

NDT là một trong bốn những yếu tố cấu thành nên thư viện. NDT vừa là đối tượng phục vụ của thư viện đồng thời chính họ là người tạo ra thông tin mới. Do vậy, hướng dẫn và đào tạo NDT là việc làm quan trọng và cần thiết đối với tất cả các cơ quan thông tin - thư viện.

Mặc dù công tác đào tạo NDT tại TVĐHHN trong thời gian qua đã được đánh giá khá tốt, hàng năm vào đầu kỳ học TV đã khai giảng rất nhiều lớp học đào tạo NDT, tuy nhiên, thư viện cần tiếp tục triển khai các lớp hướng dẫn, đào tạo NDT để cung cấp cho họ những hiểu biết chung nhất về các hoạt động trong thư viện và cách thức khai thác và sử dụng các SP&DV TTTV trong TV trung tâm và tại TV thuộc Khoa.

3.5.3 Xây dựng kế hoạch marketing hoạt động thông tin - thƣ viện

Trong hoạt động TTTV, khái niệm marketing không còn xa lạ, marketing được xem như là công cụ để nâng cao chất lượng của hoạt động TTTV. Tuy nhiên, để thực hiện việc marketing hiệu quả thì không phải cơ quan TTTV nào cũng đạt được kết quả như mong muốn.

Marketing hoạt động TTTV là hết sức nhạy cảm vì thư viện vốn được xem là tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, xét góc độ mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng của thư viện trong cộng đồng NDT khoa học, hướng đến đóng góp củng cố nhãn hiệu từng trường thì không thể thiếu hoạt động markerting.

Từ điển Giải nghĩa Thư viện học và Tin học Anh - Việt (ALA - 1996) đã đưa ra: “Marketing - Tiếp thị: Một nhóm hoạt động có mục đích dùng để cổ vũ cho sự trao đổi một cách xây dựng và đáp ứng giữa nhà cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thông với người đang sử dụng hay sẽ có thể là người sử dụng những dịch vụ này. Những hoạt động này quan tâm đến sản phẩm, giá cả, phương pháp giao hàng, và phương pháp quảng bá sản phẩm.” [7, tr.85].

Một trong những nhiệm vụ của marketing trong hoạt động TTTV là nghiên cứu về sự vận động, thay đổi nhu cầu thông tin cũng như sự phân bố, phát triển lượng NDT. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược phát triển của mỗi cơ quan TTTV. Bên cạnh đó, marketing cũng quan tâm giải quyết các vấn đề: sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có của mỗi cơ quan TTTV; tìm kiếm tạo lập và thu hút các nguồn lực bên ngoài; hỗ trợ, khuyến khích NDT khai thác và sử dụng các SP&DV TTTV; và cải thiện hình ảnh của hệ thống TTTV. Vậy làm thế nào để có thể thu hút được người đang sử dụng cũng như những người sẽ là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin - thư viện? Để làm điều này, TVĐHHN cần phải làm tốt các hoạt động sau:

1. Tìm hiểu NCT của NDT

2. Phân loại và xác định đối tượng người dùng 3. Nhận biết tiềm lực của TV mình trong cạnh tranh

4. Xác định được các sản phẩm và dịch vụ mà người dùng sử dụng

5. Phát triển có hiệu quả các phương thức hoạt động giúp cho NDT thuận tiện trong việc tìm kiếm tài liệu

6. Quảng bá hình ảnh thư viện (thông qua việc phát huy tính năng của các kênh thông tin: Website của thư viện, Website của trường Đại học Hà Nội…)

Mục đích của marketing, xét từ quyền lợi của NDT - là làm sao NDT càng biết nhiều, hiểu rõ về sự phân bố các nguồn lực/hệ thống thông tin, hiểu biết các khả năng và điều kiện, các tiện ích trong thư viện, khẳng định thương hiệu của thư viện và góp phần củng cố niềm tin của người học đối với thư viện.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nắm vững tầm quan trọng của hoạt động thông tin thư viện đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục của một cơ sở đào tạo, TVĐHHN đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin.

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những mặt đã đạt được, vấn đề tổ chức hoạt động thông tin của Thư viện Trường vẫn còn nhiều tồn tại cần nhanh chóng khắc phục và cải tiến nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động. Với mong muốn đó, luận văn được triển khai và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu cũng như những mục tiêu đã đề ra.

Với hệ thống lý luận chặt chẽ về hoạt động thông tin thư viện nói chung cũng như hoạt động thông tin thư viện tại Đại học Hà Nội nói riêng, luận văn đã làm rõ những nét đặc thù về trường Đại học Hà Nội và chỉ rõ những tiêu chí đánh giá đối với một trung tâm thông tin thư viện trường học cũng như tầm quan trọng của hoạt động thông tin thư viện trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại Trường.

Bằng việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng hoạt động thông tin thư viện của Trường với 5 nội dung hoạt động từ công tác xây dựng nguồn tin, công tác xử lí thông tin, sản phẩm dịch vụ, công tác tổ chức bảo quản, khai thác và vấn đề trang thiết bị. Từ đó, luận văn cũng đánh giá nổi bật những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân và hiệu quả tổ chức hoạt động thông tin thư viện tại Đại học Hà Nội nói chung.

Trên cơ sở hệ thống lý luận chung với những nhận định rõ ràng về hiện trạng hoạt động, luận văn cũng đã đề xuất được một hệ thông các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, giải quyết các vướng mắc và đẩy mạnh, nâng cao

chất lượng hoạt động với 4 nhóm giải pháp về tăng cường nguồn lực, chuẩn hoá hoạt động xử lí thông tin, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng như các giải pháp hỗ trợ khác. Các nhóm giải pháp với những giải pháp cụ thể khả thi đã giải quyết được những vấn đề thực trạng đề ra.

Để đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin trong tương lai, TVĐHHN cần tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạnh mẽ hoạt động thông tin - thư viện, khẳng định vai trò đầu mối quản lý thống nhất hoạt động thông tin, điều hành phối hợp hoạt động thông tin toàn Trường nhằm phát huy sức mạnh và tiềm năng của thông tin trong việc đẩy mạnh hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập của Trường.

Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đặc biệt là một hệ thống các giải pháp có tính khả thi cao nếu được triển khai đồng bộ, tác giả mong đợi trong tương lai gần TVĐHHN sẽ phát triển và có đủ năng lực hội nhập với những trung tâm thông tin - thư viện lớn trong và nước ngoài. Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với TVĐHHN và các nhà quản lý các cơ quan thông tin thư viện trường học trong việc tổ chức và hoàn thiện tổ chức hoạt động thông tin thư viện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục Đào tạo (2010), Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2010), Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 01 năm 2010 phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

3. Bộ Giáo dục Đào tạo (2010), Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học.

5. Cung Thị Bích Hà (2009), Tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của kho mở tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

6. Đặng Quang Hiệp (2006), Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Hàng Hải trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ 7. Hội thư viện Hoa Kỳ, Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị

Nga dịch (1996), ALA: Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt = Grossary of libraray and information science, Galen Press Ltd., Tucson, Arizona

8. Lê Cao Đại (2007), Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ 9. Lê Thị Vân Nga (2009), Phát triển tài liệu số hóa toàn văn tại trường

Đại học Hà Nội, Luận văn thạc sĩ

10.Nguyễn Thị Bắc, Vĩnh Quốc Bảo, Ngô Thị Hồng Điệp, Nguyễn Thị Thanh Mai (2010), Cung cấp thông tin thông qua thư viện công cộng Việt Nam : Chuẩn hoá đánh giá hoạt động và tác động, Hội Thư viện Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn

11.Nguyễn Huy Chương (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động Trung tâm Thông tin - Thư viện đại học, Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp ĐHQG, Hà Nội

12.Nguyễn Huy Chương (2006), Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Thư viện Việt Nam - Hội nhập và phát triển, Tp HCM, tr.1-11

13.Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2005), Quan điểm xây dựng chiến lược và mục tiêu phát triển hoạt động thông tin - thư viện đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ lần thứ V, Hà Nội, tr.43-48

14.Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2009), Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động thư viện đại học Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất, Đà Nẵng, tr.188-200

15.Nguyễn Văn Hành (2010), Về chuẩn hoá công tác thư viện đại học ở Việt Nam, Tạp chí Thư viện, (số 4), tr.10-14

17.Quyết định số 190/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 17 tháng 8 năm 2006 Về việc đổi tên Trường Đại học Ngoại ngữ thành Trường Đại học Hà Nội

18.Quyết định số 1332/QĐ-ĐHHN của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội ngày 01 tháng 10 năm 2010 Về việc đổi tên Trung tâm Thông tin Thư viện thành Thư viện Trường Đại học Hà Nội

19.Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện: Giáo trình, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

20.Võ Công Nam (2005), “Một góc nhìn khác về con đường hiện đại hóa Thư viện trong điều kiện Việt Nam”, Tạp chí thông tin - tư liệu, (số 1), tr.16-19

Tài liệu trên Web

21.Tông Quang Đăng (2012), Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin của thư viện trường đại học địa phương, Bản tin thư viện - công nghệ thông tin, truy cập ngày 27/5/2012, địa chỉ

http://gralib.hcmuns.edu.vn/news_vi/2012-5.jsp

22.Nguyễn Xuân Hoà (2007), Mấy vấn đề về việc xây dựng hệ thống thư viện có hiệu quả trong một trường đại học, Bản tin thư viện - công nghệ thông tin, truy cập ngày 27/5/2012, địa chỉ

http://gralib.hcmuns.edu.vn/news_vi/2007-10.jsp

23.Website của Trung tâm Thông tin - thư viện trường Đại học Hà Nội, truy cập ngày 27/5/2012, địa chỉ http://lic.hanu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức của Trường ĐHHN Phụ lục 2: Sơ đồ bố trí Thư viện

Phụ lục 3: Quyết định số 190/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2006 Về việc đổi tên Trường Đại học Ngoại ngữ thành Trường Đại học Hà Nội

Phụ lục 4: Quyết định số 1332/QĐ-ĐHHN của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội Về việc đổi trên Trung tâm Thông tin Thư viện thành Thư viện Trường Đại học Hà Nội

Phụ lục 5: Phiếu khảo sát chất lượng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội

Phụ lục 6: Bảng xử lý kết quả khảo sát chất lượng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Hà Nội (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)