Khuyến khích tiêu thụ

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho dịch vụ thẻ Epartner tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Lê Chân – Hải Phòng (Trang 25 - 27)

Hoạt động Khuyến khích tiêu thụ thường không thực hiện độc lập mà được phối hợp với các công cụ truyền thông khác (như: Quảng cáo, marketing trực tiếp) và chỉ áp dụng trong một số giai đoạn của chu kì sống sản phẩm, dịch vụ nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trong ngắn hạn, giúp đạt mục tiêu doanh số. Kích thích tiêu thụ bao gồm hai hoạt động chính: một là khuyến khích mua (khuyến khích trực tiếp đến khách hàng), hai là khuyến khích bán (khuyến khích đến hệ thống bán lẻ). Khuyến khích trực tiếp đến khách hàng gồm các hoạt động: Khuyến mại, Phiếu

mua hàng ưu đãiHàng mẫu, Các gói hàng, Giảm giá và quà tặng, Xổ số, Hỗ trợ tài chính. Trong khi đó, các khuyến khích tiêu thụ áp dụng đối với hệ thống bán lẻ gồm các hình thức khuyến mãi: Trợ cấp theo hóa đơn, Trợ cấp hàng thực bán, Các khoản trợ cấp từng phần, Trợ cấp trưng bày, Trợ cấp giải thích về sản phẩm, Trợ cấp lưu giữ hàng hóa cho phép thanh toán chậm, Sổ xố thi tài.

Hoạt động khuyến khích tiêu thụ có những lợi thế nhất định:

Nó giúp gia tăng doanh số bán trong ngắn hạn và tạo ra sự nhận biết về sản phẩm của công ty dựa trên sự cân đối nguồn lực về tài chính. Công cụ này được sử dụng để bổ sung cho vai trò của quảng cáo. Người mua sẽ bị thôi thúc tới của hàng không phải chỉ do chính quảng cáo mà bằng những thủ thuật cổ động khác cung cấp nhiều thông tin cho người mua tại thời điểm mua hàng. Những chương trình khuyến khích tiêu thụ chủ yếu nhắm vào lợi ích vật chật để lôi kéo người tiêu dùng, tạo sự hứng khởi thúc đẩy động lực mua hàng một cách nhanh chóng.

Thông qua các chương trình khuyến khích tiêu thụ, người mua sẽ được cảm nhận trực tiếp về sản phẩm, được hướng dẫn sử dụng sản phẩm ngay tại điểm bán, họ có thể đánh giá ngay những lợi ích thực tế của sản phẩm để có quyết định tốt hơn trong quá trình mua hàng. Khi kết hợp xúc tiến bán với quảng cáo, khách hàng biết đến thông tin về sản phẩm đã dần xây dựng nhận thức và thái độ khả quan ban đầu đến một thời điểm nào đó tiến hành các hình thức khuyến mại, khách hàng có thể thực hiện giao dịch mua ngay tức thời.

Một số hạn chế đối với hoạt động khuyến khích tiêu thụ: thực hiện quá nhiều, dàn trải các chương trình khuyến mại, khuyến mãi có thể làm giảm sút hình ảnh, chất lượng sản phẩm trong mắt khách hàng. Đặc biệt một số khách hàng khó tính, khách hàng có nhu cầu ở bậc cao như tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, với nhận thức “tiền nào của ấy”, khách hàng sẽ có những đánh giá tiêu cực về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp dẫn đến việc họ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động khuyến khích tiêu thụ yêu cầu chi phí không nhỏ, khi đưa ra một số chương trình khuyến mãi, khuyến mại tức là nhà cung cấp đã chấp nhận việc bị giảm một phần lợi nhuận đáng kể, tổn thất không nhỏ trong kinh

doanh vì thế thường để duy trì mức lợi nhuận mục tiêu họ sẽ phải cắt giảm tối đa các nguồn chi phí khác phải chịu như: chi phí kho chứa, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản,…. Một hạn chế nữa là thời gian triển khai hoạt động khuyến khích tiêu thụ yêu cầu tính chọn lọc thường phải gắn với các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa thể thao, những sự kiện mang tính quốc gia, khu vực vì những thời điểm như vậy công chúng có hứng khởi khi mua sắm hàng hóa. Hoạt động khuyến khích tiêu thụ còn phụ thuộc vào các công cụ được sử dụng có phù hợp với công chúng mục tiêu hay không. Doanh nghiệp cần thận trọng khi sử dụng công cụ này đúng đối tượng, đúng thời điểm để phát huy tối đa lợi thế của nó trong một chương trình truyền thông tổng thể.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho dịch vụ thẻ Epartner tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Lê Chân – Hải Phòng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w