Hình thức giao dịch dân sự trong các đạo luật phong kiến Việt Nam

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 26 - 29)

quy định hình thức là điều kiện bắt buộc thì hình thức cũng là một trong những yếu tố để xác định hiệu lực của giao dịch đó. Việc quy định này đã gây ra nhiều bất cập và vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn. Tại nhiều nước trên thế giới thì vẫn có những quy định bắt buộc về mặt hình thức đối với một số loại giao dịch như chúng ta nhưng ý nghĩa của việc quy định đó là nhằm minh bạch hóa giao dịch (đảm bảo quyền lợi của người thứ ba) hoặc mục tiêu quản lý hành chính (quản lý, thống kê của cơ quan nhà nước và mục tiêu để hình thức được xác định là điều kiện có hiệu lực của giao dịch chỉ quy định trong những trường hợp rất đặc biệt. Tác giả cũng đồng tình với quan điểm này và thấy rằng các nhà làm luật có thể kế thừa, xây dựng quy định về hình thức giao dịch dân sự theo kinh nghiệm trên.

1.3. Quy định về hình thức giao dịch dân sự trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ Nam qua các thời kỳ

1.3.1. Hình thức giao dịch dân sự trong các đạo luật phong kiến Việt Nam Việt Nam

Giao dịch dân sự đã phát sinh từ khi con người biết trao đổi hàng hóa nhưng trong các đạo luật phong kiến Việt Nam đều không có khái niệm giao dịch dân sự. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, về bản chất giao dịch dân sự đã được thể hiện ở các khái niệm như: khế ước, mua, bán, cho, cầm….. và vấn đề thừa kế theo di chúc. Vì vậy, để có thể tìm hiểu rõ hơn các quy định về hình thức của giao dịch dân sự trong thời đại phong kiến, tác giả sẽ đi sâu phân tích một số bộ luật tiêu biểu cho thời kỳ lịch sử này.

Theo sử gia Phan Huy Chú thì Quốc triều hình luật là mẫu mực để trị nước, cái khuôn pháp để buộc dân. Đây là bộ luật hình chính thức và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê (1428-1788). Theo các nhà khoa học pháp lý, tuy Quốc triều hình luật là bộ luật Hình nhưng lại có rất nhiều quy định về di chúc– những hoạt động đặc trưng của giao dịch dân sự.

Trong Quốc triều hình luật không sử dụng khái niệm “khế ước” như một số bộ luật thời phong kiến khác mà thường dùng khái niệm cụ thể như mua, bán, cho, cầm….hoặc đặc biệt hơn là “văn khế”. Ví dụ như: “Con gái và những trẻ mồ côi tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng bị xử tội xuy, trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng), đòi lại tiền trả cho người mua và hủy bỏ văn khế. Nếu những người cô độc, cùng khốn từ 15 tuổi trở lên tình nguyện bán mình thì cho phép” (Điều 313); “Bán mắm muối cho người nước ngoài thì bị lưu đi châu xa (Điều 76)…

Về nguyên tắc thực hiện giao dịch trong Quốc triều tuy không được đề cập đến trực tiếp nhưng thông qua các điều luật, tác giả nhận thấy tính tự nguyện và sự thỏa thuận cũng được tuân thủ. Ví dụ: “Người nào ức hiếp để mua ruộng đất của người khác thì bị biếm hai tư và cho lấy lại tiền mua” (Điều 355).

Đối với hình thức của các giao dịch được quy định trong Quốc triều hình luật khá chi tiết. Có thể thấy rằng, về nguyên tắc với những giao dịch đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như mua bán tài sản có giá trị thấp, ít quan trọng: mua bán thực phẩm với số lượng ít; mua bán lương thực với số lượng ít….thì không cần lập văn tự. Người mua và người bán có thể tự do thỏa thuận mua bán bằng lời nói.

Bên cạnh đó, trong rất nhiều trường hợp Quốc triều hình luật đã quy định rõ ràng về hình thức của các giao dịch với giá trị tài sản lớn như: mua bán đất, nhà, ruộng, vườn….Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các giao dịch, bộ luật Quốc triều hình luật đã có những quy định mang tính

khuyến cáo đối với người dân như: “Văn tự là bằng chứng để chứng minh khi xảy ra tranh chấp” (Điều 366). Đây được coi là điểm khá tiến bộ của luật pháp thời kỳ này.

Tuy nhiên, Bộ luật lại chỉ quy định văn tự chỉ lập một bản và do một bên giữ. Đây là một điểm còn hạn chế của luật pháp thời phong kiến do không dự kiến được các hậu quả pháp lý khi văn tự có thể bị mất, hỏng hoặc một bên cố tình hủy đi văn tự. Khi đó việc chứng minh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia giao dịch sẽ rất khó khăn.

Trong xã hội phong kiến có khá đông người dân không biết chữ, do vậy bộ luật cũng đã quy định đối với người giao kết giao dịch không biết chữ thì có thể nhờ người viết thay. Và việc viết thay văn tự phải có người chứng kiến để đảm bảo khách quan, đúng nội dung đã thỏa thuận. Những người viết thay phải ký vào văn tự.

Theo Điều 366 Quốc triều hình luật có quy định cụ thể như sau: “

những người làm chúc thư hay văn khế mà không nhờ các quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phải phạt 80 trượng và phạt tiền tùy theo việc nặng nhẹ. Chúc thư hay văn khế ấy sẽ không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được”. Người không biết chữ dưới thời kỳ nhà Lê hay dưới thời kỳ phong kiến là khá phổ biến. Trong thực tế thì người không biết chữ sẽ nhờ viết thay văn tự và điểm chỉ vào văn bản. Điều này rất phổ biến trong xã hội thời bấy giờ. Vì vậy, tác giả nhận thấy Quốc triều hình luật khá chú trọng đến những chủ thể này. Đồng thời cũng chứng minh tính khoa học và tiến bộ của trình độ lập pháp của nhà Lê. Quy định này đã bảo vệ sự công bằng cho người không biết chữ. Nó cũng thể hiện chế tài khá nghiêm ngặt của chế độ phong kiến. Trong thời kỳ ngày nay, nếu vi phạm về mặt hình thức của giao dịch các chủ thể tham gia chỉ phải gánh chịu sự vô hiệu của giao dịch dân sự. Nhưng dưới thời phong kiến chế tài còn bao gồm cả hình phạt đánh và phạt tiền. Chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của chế độ phong kiến trong những quy định về chế tài nghiêm ngặt này.

Không chỉ chú trọng vào mặt hình thức của giao dịch dân sự, Quốc triều hình luật còn quy định một số giao dịch phải tuân theo một trình tự nhất định, thể hiện sự quản lý chặt chẽ của chế độ phong kiến. Ví dụ: việc mua nô tỳ phải lập thành văn tự. Sau đó phải trình quan để xét hỏi lại (Điều 363).Việc quy định trình tự giao dịch như trên đã giúp cho bộ máy quan lại thời phòng kiến có thể kiểm soát hầu hết các giao dịch lớn liên quan đến tài sản của người dân. Đồng thời nó cũng thể hiện hình thức quản lý của bộ máy nhà nước thời kỳ nhà Lê.

1.3.1.2. Bộ Luật Gia Long

Bộ luật Gia Long được ban hành năm 1813 dưới thời nhà Nguyễn và được đánh giá là một bộ luật hoàn chỉnh và đẩy đủ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ luật gồm 398 điều, trong đó về việc dân có 11 điều; ruộng, nhà có 10 điều; về hôn nhân có 16 điều; cho vay tiền có 3 điều. Trong thời đại phong kiến Việt Nam không có khái niệm về giao dịch, chỉ nêu các loại khế ước chung như: mua, bán, cho thuê, cho vay… và chế định về thừa kế.

Về nguyên tắc, các bên có thể lựa chọn hình thức của khế ước. Cũng giống như Quốc triều hình luật, đối với những vật có giá trị như ruộng, đất, trâu, bò, nhà ở… hoặc một số tiền lớn thì các bên thường lập thành một văn khế để làm bằng chứng và do người trái chủ giữ. Đối với sự vay nợ đơn thuần, hình thức của khế ước có thể chỉ là một sự vay miệng, không làm giấy tờ, nếu số tiền hoặc số thóc cho vay không lớn, đặc biệt là vay ngắn hạn. Đây là nguyên tắc chung trong xã hội thời bấy giờ còn đối với bộ luật Gia Long không có một điều nào quy định về hình thức của khế ước.

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)