Những giao dịch dân sư bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 47 - 48)

bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép

Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định một số giao dịch dân sự phải tuân theo thủ tục đặc biệt: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” [9, khoản 2 Điều 124]. Sau khi giao dịch tuân theo các thủ tục công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc xin phép…thì cũng được coi như đang thực hiện những hình thức văn bản đặc biệt.

Trong BLDS 2005 có quy định có nhiều các loại giao dịch dân sự phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực như: (i) một số loại hợp đồng: tặng cho bất động sản (Điều 467); hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450); hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (Khoản 2, Điều 689)…(ii) Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (Khoản 3, Điều 652) …

Những giao dịch dân sự phải lập thành văn bản và đăng ký hoặc xin phép như: hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất [9, khoản 1 Điều 705]; hợp đồng chuyển giao công nghệ [9, khoản 2 Điều 757]…

Có thể thấy rằng, đối với các loại giao dịch dân sự trên đây đều có đối tượng là các loại tài sản quan trọng, có giá trị lớn, đôi khi việc dịch chuyển quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của các loại tài sản này gây ảnh hưởng tới tài nguyên của quốc gia hoặc gây xáo trộn trật tự kinh tế - xã hội. Vì vậy, để giữ ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, nhà nước ta bắt buộc phải kiểm soát các giao dịch trên chặt chẽ bằng cách quy định hình thức cho nó. Hình thức lập văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, xin phép được coi là hình thức pháp lý có tính xác thực cao nhất và bảo đảm nhất cho các bên

tham gia giao dịch dân sự. Có thể lấy ví dụ về hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất muốn có hiệu lực pháp luật cần phải thỏa mãn các điều kiện là: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải có chứng thực hoặc chứng nhận theo quy định của pháp luật; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên phương diện lý luận, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản. Do tài sản trong hợp đồng này là quyền sử dụng đất - một tài sản quan trọng, vì thế việc dịch chuyển nó thông qua hợp đồng tặng cho được pháp luật quy định chặt chẽ hơn nhiều so với việc tặng cho các tài sản thông thường khác, đặc biệt là hình thức của loại hợp đồng này.

Do vậy, trong trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc nhưng để có thể tạo độ an toàn pháp lý cao nhất cho giao dịch thì các chủ thể cũng có thể lựa chọn hình thức này để tạo lập giao dịch.

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)