Hình thức bằng lời nó

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 38 - 45)

Giao dịch dân sự có hình thức lời nói là những giao dịch dân sự được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là giao dịch dân sự bằng miệng. Để diễn đạt tư tưởng và ý kiến của mình trong việc xác lập giao dịch dân sự các bên giao kết sẽ dùng lời nói trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện công nghệ thông tin như: thông qua điện thoại, gửi thông điệp điện tử....

Đặc điểm của hình thức giao dịch dân sự bằng lời nói là việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường hàng ngày để xác lập giao dịch và hầu như chỉ các bên tham gia giao dịch biết về sự tồn tại của nó. Các trường hợp giao dịch thường sử dụng hình thức bằng lời nói là:

Thứ nhất, hình thức giao dịch bằng lời nói được áp dụng giữa các bên tham gia có độ tin cậy lẫn nhau. Sự tin cậy này bắt nguồn từ các quan hệ như: bạn bè thân thiết, quan hệ ruột thịt, hàng xóm láng giềng… Sự tin tưởng giữa các chủ thể ở đây đóng vai trò như là một nhân tố chủ quan bổ xung thêm cho sự xác thực của hình thức miệng.

Thứ hai, hình thức giao dịch bằng lời nói được áp dụng với những giao dịch có giá trị rất nhỏ. Các bên không thể lựa chọn hình thức nào tối ưu hơn hình thức lời nói đối với các giao dịch như: mua mớ rau, mượn chiếc xe đạp…Việc lựa chọn hình thức giao dịch khác trong trường hợp thực sự không cần thiết.

Thứ ba, giao dịch được thực hiện và chấm dứt ngay sau đó cũng thường được áp dụng hình thức lời nói. Các hợp đồng bán lẻ hàng tiêu dùng là trường

hợp phổ biến áp dụng hình thức này. Các bên sẽ thỏa thuận miệng về số lượng, giá cả, chất lượng hàng hóa… và khi bên bán giao hàng thì bên mua nhận hàng và trả tiền ngay. Giao dịch đến đây là thực hiện xong và chấm dứt. Ưu điểm của việc giao dịch dân sự bằng hình thức lời nói là việc giao kết được nhanh gọn, đơn giản và ít tốn kém. Trừ những loại giao dịch pháp luật có quy định bắt buộc về một hình thức nhất định thì các loại giao dịch dân sự đều có thể được lập bằng lời nói. Có những trường hợp đặc biệt pháp luật quy định bắt buộc phải được lập bằng hình thức có tính xác thực cao hơn như văn bản nhưng nhờ ưu điểm nhanh gọn của hình thức lời nói thì các nhà làm luật đã quy định việc có thể sử dụng hình thức lời nói khi giao dịch và phải kèm theo điều kiện nhất định. Ví dụ: Điều 651 BLDS 2005 đã quy định về hình thức di chúc miệng như sau: “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Xem xét quy định tại Điều 651 BLDS 2005 trên đây, di chúc có thể được lập bằng hình thức lời nói (miệng), nhưng chỉ khi hội tụ đủ các điều kiện sau đây thì nó mới được coi là hợp pháp:

- Được lập trong trình trạng một người bị cái chết đe dọa hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản;

- Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí trước hai người làm chứng;

-Ngay sau khi nghe người lập di chúc miệng thể hiện ý chí thì người làm chứng phải ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó;

-Dưới ba tháng sau khi lập di chúc, người lập di chúc miệng chết.

-Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, do tính xác thực của hình thức giao dịch bằng lời nói không cao nên đối với các loại giao dịch quan trọng như hành vi lập di chúc các nhà

làm luật đã quy định chặt chẽ cách thức sử dụng hình thức này để nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Trong thực tế đã có những vụ án kéo dài do tranh chấp di sản thừa kế vì di chúc được lập bằng hình thức lời nói (miệng) khiến cho các bên tham gia tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian. Chúng tôi xin nêu ví dụ cụ thể sau:

Vụ án tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn là chị Vũ Thị Kim Ty và bị đơn là chị Vũ Thị Kim Liên.

Nội dung vụ án: Vợ chồng ông Vũ Vân Nam và bà Võ Thị Kim Anh có 6 người con chung là chị Vũ Thị Kim Loan, chị Vũ Thị Kim Liên, chị Vũ Thị Kim Linh, chị Vũ Thị Kim Cúc, chị Vũ Thị Kim Ty và anh Vũ Vân Trung. Ngoài ra, ông Nam còn chung sống với bà Nguyễn Thị Kim Loan có ba người con là anh Trần Thế Hùng, chị Trần Thị Bích Phương và chị Trần Thị Bích Hạnh. Ông Nam và bà Kim Anh tạo lập được căn nhà số 215A, quận Bình Thạnh. Bà Kim Anh chết không để lại di chúc. Sau khi bà Kim Anh chết, ông Nam tạo lập thêm được căn nhà số 179/2A tại quận Bình Thạnh, 01 xe ô tô 4 chỗ hiệu Mercedes và một số đồ dùng sinh hoạt. Ông Nam lập di chúc bằng văn bản chia thừa kế cho 6 người con chung của ông với bà Kim Anh 2/3 giá trị căn nhà số 215A, quận Bình Thạnh, còn lại 1/3 giá trị nhà số 215A giao cho chị Vũ Thị Kim Linh quản lý, sử dụng, dùng một phần để thờ cúng tổ tiên, một phần để chia cho 3 con riêng của ông Nam với bà Nguyễn Thị Kim Loan là anh Hùng, chị Phương và chị Hạnh (khi anh Hùng, chị Phương, chị Hạnh đến tuổi trưởng thành). Do bị bệnh nặng nên trước khi chết ông Nam lập di chúc miệng (có hai người làm chứng, ghi lại thành văn bản) để lại căn nhà số 179/2A tại quận Bình Thạnh và chiếc xe ô tô Mercedes cho chị Vũ Thị Kim Ty và chị Vũ Thị Kim Linh, ông Nam chết lúc 10h10 phút cùng ngày. Nay chị Ty yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông Nam theo di chúc miệng của ông Nam và yêu cầu trích giá trị tài sản của ông Nam để thanh toán cho chị các chi phí mà chị đã bỏ ra khi tổ chức đám tang, xây mộ, cúng giỗ cho ông Nam là 370.516.000 đồng và 30.000 USD.

Bị đơn trình bày: thừa nhận di chúc viết của ông Nam lập năm 1995; không thừa nhận di chúc miệng của ông Nam lập lúc 1h55 phút ngày 06/02/2002. Chị Liên không chấp nhận chi phí đám tang do chị Ty kê khai, mà cho rằng chi phí đám tang là 59.445.000 đồng, chi phí sau đám tang là 29.700.000 đồng, nhưng chị và chị Loan đã bỏ ra 48.800.000 đồng, nay hai chị không yêu cầu hoàn lại. Ngoài ra, chị Liên còn yêu cầu chia số tiền cho Công ty Vinaphon thuê sân thượng nhà 179/2A đặt trạm phát sóng, mỗi tháng 300 USD, kể từ khi ông Nam chết là 43 tháng.

Tòa án cấp sơ thẩm [57, tr.4] quyết định: Hủy bỏ di chúc miệng ngày 06/02/2002. Tòa án cấp phúc thẩm [58, tr.4] quyết định: Công nhận tờ di chúc miệng do hai nhân chứng Trần Thị Ngọc Lang, Trần Thị Ngọc Hương ghi chép lại ý chí cuối cùng của ông Vũ Vân Nam vào ngày 06/02/2002 là hợp pháp.

Nhận xét về vụ án: Qua vụ án này cho chúng ta thấy, việc sử dụng di chúc miệng phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định mới được coi là hợp pháp. Việc chứng minh di chúc miệng là hợp pháp phụ thuộc rất nhiều vào người làm chứng. Người làm chứng cần phải xác nhận người di chúc miệng có phải trong trường hợp cái chết đang đe dọa, sau khi nghe xong di chúc phải ghi lại bằng văn bản có ký tên hoặc điểm chỉ đồng thời trong thời hạn năm ngày phải mang văn bản đó đi công chứng hoặc chứng thực. Vì vậy, những chứng cứ chứng minh di chúc miệng là hợp pháp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trong vụ án trên mặc dù di chúc miệng của ông Nam đã được người làm chứng thực hiện đúng các thủ tục nhưng tại Bản án tòa dân sự sơ thẩm vẫn không công nhận đây là di chúc hợp pháp. Phải chăng tính xác thực pháp lý không cao là một trong những nhược điểm của hình thức di chúc miệng.

Bên cạnh các ưu điểm thì việc giao dịch dân sự bằng hình thức lời nói cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mặt pháp lý. Có thể kể đến trường hợp khi xảy ra tranh chấp một trong các bên tham gia giao dịch dân sự sẽ phủ

nhận việc đã giao kết, hoặc phủ nhận việc đã vi phạm một trong các nội dung đã giao kết. Vấn đề chứng minh sự tồn tại của giao dịch bằng lời nói rất khó khăn. Chúng tôi xin nêu ví dụ cụ thể sau:

Vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán” giữa nguyên đơn là ông Châu Khuôl với bịđơn là ông Dương Lền Hạo ở tỉnh Sóc Trăng

Nội dung vụ án: Theo đơn khởi kiện ngày 24/2/2011và lời khai của nguyên đơn trong quá trình tố tụng ông Châu Khuôl trình bày: Do quan hệ quen biết giữa ông Châu Khuôl và ông Dương Lền Hạo có hợp đồng mua bán củ hành, thông thường hai bên giao kết thỏa thuận miệng cụ thể: nguyên đơn ông Khuôl sẽ cung cấp hành củ cho ông Hạo theo yêu cầu của ông Hạo và ông Hạo có trách nhiệm thanh toán tiền sau khi nhận hành, giá hành sẽ tính theo thời điểm giao hàng. Cụ thể các lần như sau: Ngày 09/02/2011 ông Khuôl đã bán cho ông Hạo 14.789kg hành củ, giá thỏa thuận là 21.500đồng/kg, thành tiền là 317.963.500 đồng. Ngày 15/02/2011 ông Khuôl đã bán cho ông Hạo 8.985kg hành củ, giá thỏa thuận 19.000đồng/kg, thành tiền 170.715.000 đồng.Tổng cộng hai hợp đồng trên thành tiền là 488.678.500 đồng. Ông Hạo đã thanh toán 370.000.000 đồng, nên còn nợ lại ông Khuôl 118.678.500 đồng. Nay ông Khuôl yêu cầu ông Hạo thanh toán cho ông số tiền trên, thanh toán một lần.

Phía ông Dương Lền Hạo trình bày: Ông có hợp đồng thu mua hành tím với ông Khuôl, trong thời gian hợp đồng và tạm ứng, thanh toán tiền hai bên đều có mở sổ theo dõi. Cụ thể như sau: Ngày 22/01/2011 ông họp đồng với ông Khuôl mua 15 tấn hành củ giá thỏa thuận là 21.500 đồng/kg, sau khi đặt hàng ông Khuôl tạm ứng trước của ông 10.000.000đồng. Ngày 30/01/2011 ông Khuôl tạm ứng tiếp cho 10.000.000đồng. Tổng cộng đợt hàng này ông đã cho ông Khuôl tạm ứng 20.000.000đông.Ngày 08/02/2011 ông Khuôl tạm ứng thêm 100.000.000đồng.Ngày 09/02/2011 ông hợp đồng tiếp với ông Khuôl mua thêm 10 tấn hành với giá 19.000 đồng/kg. Đến ngày 10/02/2011 họp đồng mua thêm 10 tấn nữa với giá 19.500 đồng/kg và ông

Khuôl tạm ứng 100.000.000đồng, cùng ngày anh Sáng là con của ông Khuôl tạm ứng 150.000.000đồng.Tổng cộng từ ngày 22/01/2011 đến ngày 10/02/2011 phía ông Khuôl đã tạm ứng tiền của ông là 270.000.000 đồng.Ông Khuôl đã giao cho ông 14.789kg x21.500đ = 317.963.500 đồng. Khi tính tiền ông chỉ trừ tiền tạm ứng cho ông Khuôl 170.000.000 đồng (thay vì 270.000.000 đồng số tiền ông Khuôl đã tạm ứng), ông đã trả tiếp cho ông Khuôl 147.963.500 đồng. Như vậy ông Khuôl còn nợ lại ông 100.000.000 đông.Ngày 13/02/2011 anh Sáng con của ông Khuôl bán cho ông 5 tấn hành giá 21.000đồng/kg. Ngày 15/02/2011 ông mua tiếp 8.9 85kg hành x 19.000đ/kg = 170.715.000 đồng, ông trừ tiền ông Khuôl còn thiếu 100.000.000 đồng, tiền tạm ứng l00.000.000đông. Như vậy ông Khuôl còn nợ lại ông 29.285.000 đông. Ngày 8/4/2011, ông có đơn phản tố yêu cầu ông Khuôl trả 29.285.000 đồng cho ông.

Tòa án cấp sơ thẩm [59, tr.3] và phúc thẩm [60, tr.4] đều quyết định: Không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Châu Khuôl đối với ông Dương Lền Hạo. Chấp nhận đơn yêu cầu phản tố của ông Dương Lền Hạo. Buộc ông Châu Khuôl có nghĩa vụ thanh toán cho ông Dương Lền Hạo số tiền là 29.285.000đồng .

Nhận xét về vụ án: Việc mua bán hành giữa ông Khuôl và ông Hạo không có hợp đồng mua bán, hai bên chỉ có sổ theo dõi việc mua bán và tiền tạm ứng tiền thanh toán. Theo sổ của ông Khuôl thì từ ngày 22/01/2011 đến ngày 15/02/2011 ông Khuôl đã bán cho ông Hạo hai đợt hàng: ngày 09/02/2011 ông Khuôl giao cho ông Hạo số lượng hành củ là: 14.789kg x 21.500đ/kg = 317.963.500đ. Trong đơt hàng này ông Khuôl đã tạm ứng của ông Hạo là 270.000.000 đồng, nhưng ông Khuôl cho rằng ông Hạo mới trừ tiền tạm ứng là 100.000.000 đồng, nên ông Hạo chưa thanh toán số tiền mua hành còn lại cho ông Khuôl. Ngày 15/02/2011 ông Khuôl đã giao cho ông Hạo 8.985kg hành củ, giá thỏa thuận 19.000đồng/kg, thành tiền 170.715.000 đồng. Trong đợt hàng này ông Khuôl đã tạm ứng của ông Hạo 100.000.000

đồng. Như vậy tổng số tiền hàng ông Khuôl đã giao cho ông Hạo là 488.678.500đồng, trừ tổng số tiền ông Khuôl đã tạm ứng của ông Hạo là 370.000.000 đồng, thì ông Hạo còn thiếu lại ông Khuôl 118.678.500đồng. Do đó, ông Khuôl yêu cầu ông Hạo trả cho ông số tiền này. Hai bên thống nhất với nhau về số lần đặt mua hành củ, số lượng và giá hành, tổng số tiền ông Hạo phải trả cho ông Khuôl trong hai lần giao hàng là 488.678.500 đồng, tổng số tiền ông Khuôl tạm ứng của ông Hạo là 370.000.000 đồng; hai bên chỉ không thống nhất được số tiền 147.963.500 đồng là tiền hàng lần thứ nhất. Còn ông Hạo cho rằng đã thanh toán số tiền 147.963.500 đồng sau khi nhận đủ số lượng hành củ trong đợt 1.

Theo cuốn sổ mua bán hàng hóa của ông Hạo ngày 08/04/2011, đối chiếu với sổ của ông Khuôl ngày 08/04/2011 thì cả hai cuốn sổ này về nội dung ghi chép giống nhau đều ghi số tiền 147.963.500 đồng và phía bên trái có ghi chữ “R”. Tại phiên tòa phúc thẩm ông Khuôl cũng thừa nhận khi giao nộp chứng cứ này cho Tòa án đã có trang tính toán tiền hành này và theo thông lệ tập quán mua bán ở địa phương khi các bên đã thanh toán xong tiền hàng thì thường đánh dấu chữ “R” nghĩa là “Rồi” vào sổ. Như vậy, ông Khuôl không chứng minh được ông Hạo còn nợ 118.678.500 đồng tiền mua hành củ hay cho rằng ông Hạo chưa thanh toán số tiền 147.963.500 đồng trong đợt mua hàng thứ nhất là không có căn cứ. nên cấp sơ thẩm và phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ. Ông Hạo chứng minh được sau khi đối trừ số lượng hàng giao, số tiền ông Khuôl tạm ứng, số tiền đã thanh toán thì ông Khuôl còn nợ lại bị đơn 29.285.000 đồng, ông Hạo yêu cầu ông Khuôl trả cho ông số tiền còn nợ; Tòa án cấp sơ thấm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là có căn cứ. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã áp dụng quy định tại khoản 4 và 5 Điều 409 BLDS 2005 xác định khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng

thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng là phù hợp với thực tế và pháp luật.

Qua hai ví dụ trên đây cho thấy việc giao dịch dân sự bằng miệng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, dễ xảy ra tranh chấp. Khi tranh chấp đã xảy ra không có chứng cứ để chứng minh và việc thu thập chứng cứ khó khăn dẫn đến án kéo dài và hai bên đương sự đều tốn thời gian, tiền bạc, công sức.

Có thể nói, do có một số các nhược điểm lớn ở trên thiết nghĩ các bên tham gia giao dịch dân sự chỉ nên lựa chọn hình thức giao dịch bằng lời nói đối với các giao dịch có giá trị nhỏ để phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)