bằng hành vi cụ thể là giao dịch được thiết lập bằng một hành động thuần túy.
Ngày nay, giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể diễn ra khá phổ biến trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: mua đồ ăn, mua hàng hóa trong siêu thị…Trong các giao dịch này các chủ thể tham gia đã biết rõ nội dung, điều kiện và cách thức của giao dịch. Ví dụ: Ông A vào siêu thị C mua một hộp bánh. Sau khi lựa chọn một hộp bánh vừa ý Ông A mang đến quầy thu gân và thanh toán tiền. Ví dụ này đã cho thấy một dạng phổ biến của giao dịch được xác lập bằng hành vi cụ thể. Ông A đã biết rõ về chất lượng và giá cả được ghi trên hộp bánh. Chỉ bằng hành vi lựa chọn sản phẩm và thanh toán tiền là giao dịch của ông A với siêu thị đã được thực hiện và chấm dứt.
Đặc biệt hơn là luật pháp cũng thừa nhận và quy định giao dịch được giao kết bằng hành vi kết hợp với các nghi thức đặc biệt. Ví dụ: nghi thức gõ búa hoặc rung chuông trong hoạt động bán đấu giá. Trong phiên bán đấu giá, khi có người trả giá cao nhất và người điều khiển đã nhắc ba lần mà không có ai trả giá cao hơn thì người điều khiển sẽ gõ búa chính thức công nhận giao dịch đã thành công. Người trả giá cao nhất được mua tài sản đấu giá.
Ngoài ra, hình thức hành vi cụ thể cũng được pháp luật thừa nhận trong các hợp đồng thực tế. Đó là các hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản là những động sản không cần đăng ký quyền sở hữu…Đối với các hợp đồng này mặc dù hình thức là văn bản nhưng giao nhận tài sản là hình thức chủ yếu của các hợp đồng này và chỉ khi bàn giao tài sản trên thực tế thì hợp đồng mới có hiệu lực.
2.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trƣờng hợp pháp luật có quy định dịch trong trƣờng hợp pháp luật có quy định
2.2.1. Hình thức là yếu tố pháp lý quyết định hiệu lực của giao dịch dân sự dân sự
Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định [9, khoản 2 Điều 122]. Điều này đồng nghĩa
với việc khi pháp luật có quy định thì giao dịch dân sự phải được lập theo hình thức xác định. Nếu giao dịch dân sự không được lập theo hình thức luật định thì giao dịch đó sẽ vi phạm điều kiện về mặt hình thức và chưa có hiệu lực pháp luật.
Dựa trên góc độ khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xét xử cho thấy rằng yếu tố hình thức có ảnh hưởng nhất định tới điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trên thực tiễn Tòa án Việt Nam đã tuyên xử vô hiệu rất nhiều hợp đồng mua bán nhà đất có vi phạm về mặt hình thức. Đã có khá nhiều ý kiến cho rằng nên giảm bớt hoặc loại bỏ vai trò của yếu tố hình thức tới hiệu lực của giao dịch. Tuy nhiên, xét trên phương diện chính trị xã hội yếu tố hình thức này vẫn cần phải có sự quan tâm đúng mực để giúp đỡ nhà nước luôn luôn phải dùng pháp luật làm cán cân bảo vệ trật tự xã hội, ổn định giao lưu dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự.
Tuy nhiên, hình thức cũng không phải là điều kiện có hiệu lực đương nhiên của giao dịch dân sự mà chỉ trong trường hợp pháp luật quy định hình thức mới là yếu tố quyết định hiệu lực của giao dịch. Ví dụ: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật [9, khoản 2, Điều 689]. Nếu các bên vi phạm hình thức quy định này thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất chưa có hiệu lực nhưng không đương nhiên vô hiệu. Chỉ khi xảy ra tranh chấp và Tòa án, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu mà các bên không khắc phục bằng cách thực hiện đúng quy định về hình thức thì hợp đồng mới vô hiệu.
Đôi khi pháp luật cũng quy định hình thức bắt buộc của giao dịch phải đi kèm với những điều kiện nhất định để giao dịch đó có hiệu lực. Thiếu một trong hai yếu tố trên giao dịch sẽ vô hiệu. Ví dụ: Di chúc phải được lập thành văn bản nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng [9, Điều 649]. Tuy nhiên với di chúc thì hình thức văn bản và hình thức miêng mới chỉ là điều kiện cần có để là một di chúc hợp pháp và có hiệu lực. Điều 652 BLDS 2005 quy định về di chúc hợp pháp như sau:
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không
bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người tử đủ mười lăm tuổi đến chưa mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chức
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được
coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miêng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy điều kiện đủ để di chúc văn bản và di chúc miệng có hiệu lực thì phải đáp ứng được các điều kiện theo các trường hợp được quy định tại Điều 652 BLDS 2005. Chỉ trừ trường hợp di chúc được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì không phải đáp ứng thêm một điều kiện nào.
Theo như phân tích ở trên đây thì hình thức của giao dịch dân sự là một trong những yếu tố xác định hiệu lực của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, theo dự thảo BLDS sửa đổi BLDS 2005 đã có sự sửa đổi khá nhiều quy định về hình thức giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về mặt hình thức. Tại BLDS thuật ngữ “giao dịch dân sự” được kiến nghị sửa
đổi thành “hành vi pháp lý” và quy định về hành vi pháp lý không tuân thủ quy định về hình thức cũng được sửa đổi như sau:
Điều 132. Hành vi pháp lý không tuân thủ quy định về hình thức 1. Trong trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực
của hành vi pháp lý mà không đư ợc tuân theo thì hành vi pháp lý vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể hành vi pháp lý đã chuyển giao vật, tiền hoặc đã thực hiện công việc thì hành vi pháp lý v ẫn có hiệu lực. Một bên hoặc các bên có quyền thực hiện quy định về hình thức của hành vi pháp lý.
b) Trong trường hợp chủ thể chưa chuyển giao vật, tiền hoặc đã thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án cho phép một hoặc các bên thực hiện quy định về hình thức của hành vi pháp lý trong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hành vi đó vô hiệu.
2. Di chúc, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bảo đảm điều kiện về hình thức của di chúc, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định tại Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình thì đương nhiên vô hiệu.
3. Các khiếm khuyết thuộc về kỹ thuật văn bản không bị coi là không tuân thủ quy định về hình thức. Trong trường hợp những khiếm khuyết này dẫn tới cách hiểu không rõ ràng hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau thì được giải thích theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật này.
Chúng ta nhận thấy Điều 132 của dự thảo BLDS sửa đổi là điều luật sửa đổi Điều 134 BLDS 2005 về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Tuy nhiên, có thể thấy Điều 132 dự thảo BLDS sửa
đổi đã khắc phục phần lớn những bất cập còn tồn tại của Điều 134 BLDS 2005. Theo Điều 132 dự thảo BLDS sửa đổi thì về mặt bản chất các nhà làm luật vẫn giữ nguyên tắc hành vi pháp lý sẽ vô hiệu khi không tuân thủ về mặt hình thức nếu hình thức được quy định là điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý. Tuy nhiên, BLDS sửa đổi đã quy định các trường hợp loại trừ không bị vô hiệu khi không tuân thủ về mặt hình thức. Tác giả đồng tình với quy định khi chủ thể hành vi pháp lý đã chuyển giao tiền, vật hoặc thực hiện công việc thì hành vi đó vẫn có hiệu lực. Quy định này làm giảm thiểu các vụ việc chủ thể tham gia cố tình muốn phá vỡ giao dịch đã được thực hiện xong và chỉ thiếu phần thực hiện quy định về hình thức. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A bán cho Ông Nguyễn Văn B một căn nhà. Hai bên chỉ lập giấy tờ mua bán viết tay, Ông B đã thanh toán 80% số tiền hai bên đã thỏa thuận cho Ông A sau đó Ông B nhận nhà chuyển đến sống tại căn nhà đó, 20% số tiền còn lại sẽ được ông B thanh toán nốt vào một tháng sau khi Ông B nhận nhà. Do sau khi bán nhà có khách muốn mua căn nhà của Ông A với giá trị gấp đôi so với giá trị bán cho ông B. Vì chỉ mua bán bằng giấy tờ viết tay nên ông A đã thông báo với ông B không bán nhà nữa và hoàn trả lại cho ông B số tiền đã thanh toán. Ông B không chấp nhận yêu cầu của ông A, do đó Ông A đã làm đơn kiện ra tòa yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng đã ký kết với ông B vì lý do không tuân thủ quy định về mặt hình thức. Trong trường hợp này nếu áp dụng Điều 134 BLDS 2005 thì hợp đồng giữa ông A và ông B sẽ có nguy cơ khá cao bị vô hiệu do ông A sẽ không thực hiện việc khắc phục về mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng nếu áp dụng theo Điều 132 dự thảo BLDS sửa đổi thì trong trường hợp này khi tiền, nhà đã được bàn giao thì hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp lý và không phụ thuộc vào việc các bên có thực hiện đúng quy định pháp luật về mặt hình thức hay không?
Đồng thời, tại dự thảo BLDS sửa đổi cũng bổ sung thêm quy định về hậu qủa vô hiệu của di chúc chung của vợ chồng không tuân thủ đúng hình
thức của di chúc. Đây là một điểm mới của dự thảo BLDS sửa đổi nhưng tác giả thấy rằng việc quy định này là không cần thiết. Bởi lẽ, về nguyên tăc di chúc chung của vợ chồng được coi là di chúc. Bộ luật dân sự 2005 đã quy định khá rõ ràng hình thức của di chúc và các điều kiện về hình thức để di chúc hợp pháp. Vì vậy, theo tác giả nếu di chúc chung của vợ chồng không đáp ứng được các điều kiện hình thức của di chúc nêu tại Điều 649, Điều 650 và Điều 652 thì không được coi là hợp pháp và đương nhiên vô hiệu. Do đó, việc quy định bổ sung hình thức là điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng cần được xem xét lại.
Chúng ta thấy rằng quy định về hình thức giao dịch dân sự (hay hành vi pháp lý theo quy định của dự thảo BLDS sửa đổi) và cách giải quyết giao dịch dân sự (hay hành vi pháp lý theo quy định của dự thảo BLDS sửa đổi) vi phạm do không tuân thủ về mặt hình thức của dự thảo BLDS sửa đổi BLDS 2005 có sự linh hoạt, mềm dẻo và phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật hơn.