HÌNH THỨC GIAO DỊCH DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 38)

2.1.1. Hình thức bằng lời nói

Giao dịch dân sự có hình thức lời nói là những giao dịch dân sự được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là giao dịch dân sự bằng miệng. Để diễn đạt tư tưởng và ý kiến của mình trong việc xác lập giao dịch dân sự các bên giao kết sẽ dùng lời nói trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện công nghệ thông tin như: thông qua điện thoại, gửi thông điệp điện tử....

Đặc điểm của hình thức giao dịch dân sự bằng lời nói là việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường hàng ngày để xác lập giao dịch và hầu như chỉ các bên tham gia giao dịch biết về sự tồn tại của nó. Các trường hợp giao dịch thường sử dụng hình thức bằng lời nói là:

Thứ nhất, hình thức giao dịch bằng lời nói được áp dụng giữa các bên tham gia có độ tin cậy lẫn nhau. Sự tin cậy này bắt nguồn từ các quan hệ như: bạn bè thân thiết, quan hệ ruột thịt, hàng xóm láng giềng… Sự tin tưởng giữa các chủ thể ở đây đóng vai trò như là một nhân tố chủ quan bổ xung thêm cho sự xác thực của hình thức miệng.

Thứ hai, hình thức giao dịch bằng lời nói được áp dụng với những giao dịch có giá trị rất nhỏ. Các bên không thể lựa chọn hình thức nào tối ưu hơn hình thức lời nói đối với các giao dịch như: mua mớ rau, mượn chiếc xe đạp…Việc lựa chọn hình thức giao dịch khác trong trường hợp thực sự không cần thiết.

Thứ ba, giao dịch được thực hiện và chấm dứt ngay sau đó cũng thường được áp dụng hình thức lời nói. Các hợp đồng bán lẻ hàng tiêu dùng là trường

Một phần của tài liệu Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 38)