1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
-> Là quyền cơ bản của công dân, quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của con người. * Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể: - Không ai được xâm phạm thân thể của người khác. - Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm:
- Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể , sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.
Tình huống 2: Anh B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng đã bỏ chạy,trốn tránh pháp luật. Nhận xét hành vi của anh B?
HS: Thảo luận theo cặp GV: Nhận xét cho điểm GV: Đưa ra BT
Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm,Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy,Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng,tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.
Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?
Tổ 2:Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?
Tổ 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?
Tổ 4:Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?
HS: Thảo luận theo tổ
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài
- Đáp án: + An đánh Nam là sai đã vi phạm thân thể bạn Nam là VPPL. + Nam đánh em của An cũng sai vi phạm quyền được PL...tính mạng, thân thể....VPPL. - Anh B đã VP luật ATGT: Không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ. - Anh B VPPL gây ra tai nạn chết người, bỏ trốn. - Đáp án: Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn
- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.
- Thủy sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.
Tổ 2: Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết
Tổ 3: Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.
Tổ 4: 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.
4. Củng cố:
- GV: Cho HS đọc bảng phụ :Điều 104 – “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.” Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm.
- Phạm tội gây thương tích,gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người... thì bị phạt tù 5 năm đến 15 năm.
- Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”
5. Dặn dò:
Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK
Tìm hiểu ý nghĩa của các quyền đó đối với công dân
Sưu tầm các bài báo nói về xâm phạm tính mạng, thân thể , danh dự… Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.
Học kì II Tuần 29 Ngày soạn: 16/03/2013 Ngày giảng: + 6A + 6B + 6C Tiết 29– Bài 16:
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ ,SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM. SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.
(Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
2. Kỹ năng:
Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
3. Thái độ:
Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác. Phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng thân thể danh dự nhân phẩm của người khác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. HS: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: + 6A: + 6B: + 6C:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể và
quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Đặt câu hỏi
Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại than thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm?
HS: Trả lời cá nhân( Báo cho gia đình mình biết và báo cho công an để giải quyết...)
GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 2:
GV: Đặt câu hỏi HS: HS trả lời cá nhân
C1:Nêu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. ?
C2: Tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với các quyền đó như thế nào?
C3: Theo em HS chúng ta phải làm gì đối với các quyền trên?
GV: Nhận xét, kết luận và đưa ra bài tập ứng xử trên bảng phụ.
Trên đường đi học Lan trông thấy một số bạn nam tụ tập, dọa nạt trêu trọc các bạn HS nữ bắt các bạn nộp tiền mới được cho qua. Nếu là Lan em sẽ xử trí như thế