Các chiến lược cho một kịch bản Telemarketing

Một phần của tài liệu TOP TELEMARKETING TECHNIQUES (Trang 68 - 69)

KỊCH BẢN TELEMARKETING

Các chiến lược cho một kịch bản Telemarketing

và định xem mức độ trung thành của họ đối với nội dung kịch bản. Ví dụ, bạn có một đội ngũ hùng hậu hàng trăm telemarketer để gọi điện từ tổng đài trong một chiến dịch telemarketing cụ thể nào đó, bạn sẽ muốn từng người trong họ phải tuân thủ kịch bản của bạn và trình bày không sót một từ. Điều này có nghĩa là bạn buộc phải viết ra một kịch bản được chăm chút đến từng chữ cái.

Khi một telemarketers thành thạo và nhiều kinh nghiệm chào bán những sản phẩm hay dịch vụ cao cấp, họ luôn thông suốt các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, rồi sử dụng các phần cơ bản của một kịch bản thông thường được định hướng sẵn và sau đó mới dùng chính những kỹ năng bán hàng và tài ứng biến của mình để kết thúc hợp đồng. Trong những trường hợp như vậy, một kịch bản được định hướng sẵn sẽ trở nên rất hữu dụng.

Ngay khi bạn tin rằng mình vừa tạo ra một kịch bản hoàn hảo dành cho sản phẩm/dịch vụ bạn đang chào bán, hãy đưa nó ra thử nghiệm. Xem nó có giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình không. Bắt đầu bằng việc nhờ một đồng nghiệp đóng giả làm khách hàng và diễn tập kịch bản đó. Tiếp theo, hãy thử gọi cho một khách hàng nào đó và nên thử làm điều này ít nhất 20 lần trước khi chính thức đưa nó vào sử dụng cùng với các nội dung khác trong chiến lược telemarketing của riêng bạn.

Một khi bạn tự viết kịch bản riêng cho mình, nên ngắn gọn, súc tích và rõ ràng, lời văn vừa gần gũi, vừa thuyết phục người nghe. Dưới đây là một số hướng dẫn và phương pháp bạn có thể kết hợp để sử dụng:

• Hãy vạch ra các mục tiêu cho chiến dịch markekting của bạn. Phải chăng bạn đang cố gắng để bán được hàng, có được một cuộc hẹn, thu thập thêm thông tin về khách hàng, hay bán hàng vượt chỉ tiêu? Cũng có thể là thêm vài mục tiêu khác nữa.

• Hãy tìm cách khuyến khích khách hàng nói chuyện. Bạn chuẩn bị trước những câu hỏi và những tình huống phản hồi có thể xảy ra. Đừng bao giờ hỏi nhiều hơn 2 câu trong cùng một lúc, vì không phải bạn đang hỏi cung khách hàng của mình, thay vào đó, bạn cần tiếp thu thêm ý kiến ngay trong khi đang bán hàng cho họ. • Hãy dùng những câu ngắn gọn và những từ ngữ tương đối đơn giản thường dùng

trong lối nói chuyện thường ngày, như thể không phải bạn đang “đọc” kịch bản mà là đang thực sự đối thoại với khách hàng.

• Hãy chắc chắn nắm bắt được khách hàng mục tiêu qua phần trình bày của bạn. Hãy nghĩ đến nhu cầu, mong ước của họ và những giải pháp sẽ giúp họ thỏa mãn. • Sau khi viết xong kịch bản, nên thử đọc to lên, chú ý phát âm thật rõ ràng và có

những khoảng dừng nghỉ hợp lý.

• Hãy trình bày kịch bản với giọng điệu thu hút, sử dụng những từ hay cụm từ miêu tả gây sự thích thú nơi khách hàng và khơi gợi nên những hình ảnh sinh động trong tâm trí họ. Hãy làm cho họ tin những gì bạn nói, nhưng không phải bằng những lời tâng bốc lên tận mây xanh. Với giọng điệu nhịp nhàng, bạn hãy nói: “Tôi có một sáng kiến hay muốn nói với bạn.” hoặc là thế này sẽ hay hơn: “ Tôi đem đến cho bạn một cơ hội rất tuyệt và bạn chắc chắn sẽ muốn được trải nghiệm nó ngay bây giờ.”

R E DC O N T A X. c o m

• Hãy nhắc lại tên của khách hàng trong lúc trò chuyện với họ.

• Cần cô đọng và đi vào trọng tâm. Nếu có thể trình bày được vấn đề trong vòng một câu, thì đừng phung phí cả đoạn văn. Khách hàng thường rất bận rộn, và việc bạn phải làm chỉ là chào hàng, đạt chỉ tiêu và kết thúc hợp đồng

• Cần tránh dùng những từ ngữ đa nghĩa có thể dẫn đến hiểu lầm.

Tìm đến chuyên gia viết kịch bản telemarketing.

Một phần của tài liệu TOP TELEMARKETING TECHNIQUES (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)