Chế độ tiền lƣơng, phụ cấp của cán bộ chính quyền cơ sở của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 51 - 53)

thành phố Hà Nội

Thực hiện Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 và Nghị định 09/1998/ NĐ- CP ngày 23/01/1998, Thông tư liên tịch số 99/1998/TT- LTTCCP - BTC- BLĐTB&XH về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xó, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 32/1998/ QĐ- UB ngày 10/9/1998 hướng dẫn thi hành, nhưng chưa có sự phân biệt giữa cán bộ xó, thị trấn với cỏn bộ phường. Trong khi Luật ngân sách nhà nước cho phép phân bổ ngân sách cho cấp phường trong mức ngân sách Trung ương phân bổ ngân sách, thỡ thành phố Hà Nội vẫn chưa thực hiện. Mặt khác chưa giao quyền tự chủ quyết định mức chi cụ thể cho Hội đồng nhân dân cấp phường nhằm đảm bảo công bằng, thiết thực; chưa có chính sách đặc thù riêng chế độ cho cán bộ phường ở nội thành theo Pháp lệnh Thủ đô nên vẫn có khó khăn, tồn tại.

Giữa thẩm quyền về tổ chức và trách nhiệm giải quyết chế độ chưa thống nhất, trong khi cấp thành phố quy định mức phụ cấp hàng tháng của Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố ( Tổ trường 0,38% mức lương tối thiểu; tổ phó 80% tổ trưởng) thỡ Ủy ban nhõn dõn phường và thị trấn quyết định thành lập Tổ dân phố cho nên số lượng tăng lên rất nhiều, do đó kinh phí cũng tăng lên, tỡnh hỡnh đó không đảm bảo thống nhất trong toàn thành phố. Với dân số gần bằng nhau, nhưng có phường có 10 ban Công tác Mặt trận, có phường 43 Ban (phường Kim Liên, quận Đống Đa), có phường lên tới 47 Ban (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy). Có phường chỉ vài chục Tổ dân phố, như Phú Thường 61; Cửa Nam 62, nhưng có phường như Cống Vị, quận Ba Đỡnh cú 207 Tổ dõn phố, 18 Cụm dõn cư với tổng số gần 500 cán bộ cấp dưới phường.

Các quy định của pháp luật về chế độ đối với cán bộ phường, xã, thị trấn của cả nước những năm gần đây đã có nhiều đổi mới rõ nét và hợp lý hơn với sự phát triển chung. Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998; Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ chinh quyền cơ sở; Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 về chế độ bảo

hiểm y tế đã tạo sự yên tâm, phấn khởi đối với cán bộ chính quyền cơ sở cả về vật chất và cả tinh thần.

Mới đây, chế độ này được tiến thêm một bước trong quá trình củng cố và xây dựng chính quyền cơ sở. Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Về chế độ ưu đãi, chuyển từ “phụ cấp, sinh hoạt phí” trước đây thành “tiền lương” có thang, bảng lương như cán bộ, công chức khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong bộ máy hành chính. Với tên gọi mới là: “cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách, cán bộ – công chức xã, phường, thị trấn” theo quy định tại Nghị định số 114/ 2003/ NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ để tiến tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, thống nhất từ Trung ương tới cơ sở.

Theo quy định tại Nghị định 121/ 2003/ NĐ- CP, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được hưởng tiền lương hệ số 1,9 mức lương tối thiểu; cấp phó là 1,8 mức lương tối thiểu; công chức cấp phường tốt nghiệp đào tạo đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn của chức danh, được hưởng lương theo bảng lương hành chính ngạch chuyên viên; tốt nghiệp trung cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh được hưởng lương theo ngạch cán sự; tốt nghiệp sơ cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh được hưởng lương theo ngạch nhân viên văn thư. Được nâng lương theo niên hạn như đối với cán bộ, công chức ngạch tương ứng ở cấp huyện trở lên; người đang tập sự công chức cấp phường được hưởng 85% lương theo các ngạch công chức tương ứng; thời gian hưởng lương tập sự thực hiện theo quy định của nhà nước; công chức cấp phường đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số lương bằng 1,09 mức lương tối thiểu; cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng đối với từng chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Với hệ số lương 1,9, 1,8, 1,09 mức lương tối thiểu như quy định hiện nay, đối với cán bộ chính quyền cơ sở một cách đồng đều là chưa hợp lý. Bởi

lẽ, với mức lương đó nếu sống ở địa bàn nông thôn và miền núi, cán bộ chính quyền cơ sở có thể đảm bảo cuộc sống của mình ở mức trung bình, nhưng với cán bộ phường, nhất là ở các thành phố lớn thì mức lương đó chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu cuộc sống ở đô thị.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 51 - 53)