Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền phƣờng.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 97 - 100)

Kết luận chương II:

3.2.7.Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền phƣờng.

Trong hoạt động quản lý nhà nước, nếu không đi liền với thanh tra, kiểm tra dễ dẫn tới lạm dụng quyền lực để làm sai các quy định của pháp luật với mục đích tư lợi. Nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời thì việc sai trái đó sẽ tiếp tục diễn ra và trở thành hệ thống dẫn đến sai phạm lớn phải xử lý bằng pháp luật hình sự. Do đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là nhằm mục đích phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những dấu hiệu sai trái đó.

Thanh tra, kiểm tra không hoàn toàn giống cơ chế giám sát trực tiếp của nhân dân. Thanh tra, kiểm tra là xem xét, đối chiếu, so sánh những việc làm, những lĩnh vực cụ thể với các quy định của pháp luật, từ đó có nhận định, đánh giá và kiến nghị cấp trên về biện pháp giải quyết theo một trình tự và thủ tục nhất định. Cũng cần hiểu rằng thanh tra, kiểm tra là việc làm thường xuyên chứ không phải cứ có khiếu nại, tố cáo mới tiến hành, hoặc quan niệm thanh tra, kiểm tra là chỉ nêu ra những vấn đề tiêu cực, hoặc thấy thanh tra, kiểm tra là nghĩ ngay đến chuyện có sai phạm. Việc thanh tra, kiểm tra là giúp cho chính quyền phường làm tốt hơn nữa chức năng của mình, phát hiện và kiến nghị về những bất cập trên thực tế để có thông tin khách quan, trung thực đến cấp trên, nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp, đồng thời hiểu rõ những khó khăn, vướng mắc mà chính quyền phường gặp phải trong thực tế quản lý, điều hành.

Nhưng tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với chính quyền phường như thế nào? Có phải là tăng số lượng các cuộc thành tra, kiểm tra thì mới là tăng cường hay không? Nếu tăng cường như vậy, chính quyền phường sẽ gặp rất nhiều lực cản bởi họ liên tục phải chuẩn bị số liệu, báo cáo và phải dành nhiều thời gian tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra, đó là chưa kể sức ép không nhỏ về tâm lý đối với lực lượng cán bộ phường.

Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động của chính quyền phường được tiến hành bởi Thanh tra quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thanh tra nhân dân ở cơ sở; việc kiểm tra của Đảng ủy phường hoặc Đảng ủy cấp trên về những vấn đề liên quan tới đảng viên hoạt động trong bộ máy chính quyền (hoạt động kiểm tra Đảng thực tế là kiểm tra hoạt động của cơ

quan nhà nước thông qua đảng viên). Hoặc khi có khiếu nại, tố cáo những lĩnh vực và cá nhân có liên quan đến chính quyền phường thì thanh tra cấp trên tiến hành làm rõ.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền phường có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Có sự thống nhất từ cấp ủy, chính quyền quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo định kỳ; thanh tra, kiểm tra đột xuất. Tránh thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tràn lan giữa chính quyền và cấp ủy đảng với thanh tra nhân dân dẫn đến kết quả thanh tra, đánh giá và nhận xét khác nhau;

Khi thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo yếu tố khách quan, trung thực. Nếu thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực khác nhau cần cử cán bộ có chuyên môn giỏi về lĩnh vực đó tham gia, không để mâu thuẫn giữa người thanh tra với đối tượng thanh tra;

Các kiến nghị, đề xuất, nhận xét trong kết luận thanh tra, kiểm tra phải được xem xét, giải quyết kịp thời. Song cũng cần được đánh giá một cách thận trọng; trước khi quyết định việc xử lý cần lắng nghe ý kiến của chính quyền cũng như các đoàn thể ở cơ sở. Kiên quyết không bao che nếu có sai phạm;

Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của thanh tra nhân dân. Xây dựng đội ngũ thanh tra nhân dân phường có năng lực công tác, có đạo đức trong sáng và phẩm chất chính trị vững vàng; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ để họ có thể đảm đương công việc được giao một cách độc lập. Tránh tình trạng tổ chức ra thanh tra nhân dân phường chỉ để phù hợp với cơ cấu mà lại “hữu danh vô thực” diễn ra phổ biến hiện nay;

Việc kiểm tra của cấp ủy Đảng đối với đảng viên hoạt động trong chính quyền phường cần xuất phát từ yêu cầu thực tế; gắn liền công tác kiểm tra với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phê bình và tự phê bình của các đảng viên theo tinh thần nghị quyết Trung ương VI (lần II) khóa VIII. Khi tiến hành kiểm tra cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị để kết quả kiểm tra thực sự khách quan.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 97 - 100)