Kể từ sau năm 1978 để nhanh chóng mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước, Chính phủ Trung Quốc đã coi trọng việc xây dựng các đặc khu kinh tế và mở cửa các vùng ven biển. Từ đó đề ra những chính sách phát triển hợp lý cho từng vùng phụ thuộc vào trình độ phát triển khác nhau của các vùng đó. Ngay từ đầu Trung Quốc có chủ trương mở cửa vùng ven biển đây được coi là khu vực giao lưu buôn bán quan trọng với quốc tế và có truyền thống kinh doanh lâu đời. Hơn nữa nơi đây lại rất giàu tài nguyên và sức lao động nên có nhiều thuận lợi để đi đầu trong chính sách mở cửa. Từ việc mở cửa ven biển sẽ có đà mở sâu vào nội địa. Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ 5 đặc khu kinh tế, tiếp đến là 14 thành phố mở cửa ven biển rồi đến khu vực “ ba ven”. Mục đích là giảm sự chênh lệch giữa các vùng, các khu vực, đặc biệt là vùng Miền Tây và Miền Đông.
Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa từng bước, khuyến khích đầu tư nước ngoài theo quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ phù hợp với từng giai đoạn phát triển:
Năm 1979, Đảng Cộng Sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại đặc thù, nhằm tích cực thu hút nguồn vốn của Hoa Kiều và kinh nghiệm quản lý kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài; Năm 1980, ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc thông qua “Điều lệ về Đặc khu kinh tế Quảng Đông” và quyết định thành lập 3 Đặc khu kinh tế: Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu, đồng thời quyết định cho tỉnh Phúc Kiến xây dựng Đặc khu kinh tế Hạ Môn; Năm 1984, Trung Quốc thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh thành lập khu kinh tế thứ 5 (Đặc
khu kinh tế Hải Nam); Năm 1988, Trung Quốc mở cửa tiếp 14 thành phố ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tân Hoàng Đảo...) với tổng diện tích 10 vạn km2, dân số khoảng 45,38 triệu người, 14 thành phố này đều là nơi có nền kinh tế phát triển. Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ cải cách nền kinh tế thị trường, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Chính sách này nhằm tận dụng nguồn vốn FDI, và khoa học tiên tiến trên thế giới vào Trung Quốc
Sự phát triển của các đặc khu kinh tế của Trung Quốc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân, trình độ sản xuất kinh doanh trong cả nước đã ngang bằng với các đặc khu thì sẽ thực hiện việc hòa nhập. Đặc khu sẽ dần mất tính khép kín và vượt trội về ưu đãi, hòa nhập vào nền kinh tế và hiện đại, phồn vinh cùng cả nước.
Các đặc khu kinh tế được chính phủ Trung Quốc chỉ đạo với các phương châm cơ bản: “làm tổ cho chim phượng hoàng vào đẻ trứng”, “chính phủ chỉ cho chính sách, không cho tiền”, “mượn gà vào đẻ trứng”. Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các đặc khu kinh tế như ưu đãi về thuế, đất đai, quản lý ngoại hối, quản lý xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh, lao động và tiền lương, chính sách tiêu thụ sản phẩm....
2.1.5. Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
2.1.5.1. Các quan điểm của Trung Quốc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững triển bền vững
Chính sách nhanh nhạy, sắc bén, biện pháp kiên quyết và kịp thời
Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc để bảo vệ môi trường là những chính sách nhằm ngăn ngừa, khống chế ô nhiễm và hướng dẫn bảo vệ môi trường với phương châm: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" - nghĩa là coi ngăn ngừa ô nhiễm là biện pháp ưu tiên hàng đầu; theo khu vực và lưu vực sông và hạn chế lượng phát thải theo vùng, cấp phép phát thải vào môi trường, mua bán quyền gây ô nhiễm trong tổng lượng phát thải cho phép).
Hệ thống chính sách bảo vệ môi trường được thực hiện theo hình thức cưỡng ép bắt buộc. Ví dụ trong 2 năm 1996-1997 Chính phủ Trung Quốc đã ép buộc
đóng cửa khoảng 67 000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách đồng bộ để khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh... áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật, sản xuất sạch, ít gây ô nhiễm hoặc khuyến khích các đơn vị sản xuất có thu hồi chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải... (ví dụ thu hồi xỉ than để sản xuất gạch xây dựng, thu hồi phế liệu để sản xuất giấy, bao bì, túi nilon v.v...). Tất cả những chính sách mềm dẻo, sắc bén và biện pháp kiên quyết, cứng rắn đó đều nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường.
Động viên toàn xã hội tham gia quản lý môi trường, Chính phủ Trung Quốc thường xuyên thông báo chất lượng môi trường cho toàn cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích và trợ cấp, thưởng cho những người có công phát hiện và báo cáo nơi gây ô nhiễm môi trường, có công trong việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (có thể coi đây là một khía cạnh của chính sách xã hội hóa bảo vệ môi trường của Trung Quốc).
Đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, và phương thức sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tìm nguyên nhiên liệu để thay thế 70% lượng than đá đã dùng trước đây để chạy máy phát điện, sưởi ấm...). Ngoài ra, Chính phủ còn có các chính sách ưu tiên nhằm huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Để quản lý môi trường thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở, Chính phủ Trung Quốc đã hướng dẫn các địa phương xây dựng chính sách quản lý môi trường riêng, ban hành các tiêu chuẩn môi trường địa phương cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương mình. Để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng quản lý môi trường của địa phương, Chính phủ đã áp dụng chính sách trợ giúp các tỉnh, huyện, thôn thiếu vốn và nhân tài. Ngoài các chính sách để huy động nguồn lực, động viên các lực lượng tham gia bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực của cá cơ quan bảo vệ môi trường các cấp: Quốc gia, tỉnh, huyện, thôn, các nhà máy, xí nghiệp... đồng thời có chính sách xử lý hành chính: Thưởng, phạt nghiêm minh để nhằm động viên và răn đe mọi người về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó Trung Quốc quỹ bảo vệ môi trường, ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường, miễn thuế, trợ giúp vốn, cải tạo nhà ở, cách tính để chuyển nhượng quyền sử dụng môi trường, mức thải gây ô nhiễm. Nước ngoài đầu tư bảo vệ môi trường chủ yếu cho 2 lĩnh vực: Xử lý ô nhiễm và đổi mới công nghệ.
2.1.5.2. Định hướng chính sách trong tương lai của Trung Quốc về bảo vệ môi trường vệ môi trường
Phải đặt việc phát triển bền vững vào vị trí nổi bật, kiên trì quốc sách cơ bản sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ môi trường....Thiết thực bảo vệ, khai thác hợp lí và tiết kiệm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên….Làm tốt việc chấn chỉnh quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho toàn dân, làm tốt việc bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái.
Từng bước xây dựng hệ thống lợi dụng tài nguyên tuần hoàn toàn xã hội, như khai thác tài nguyên, tiêu hao sản xuất, phế thải, tiêu dùng.v.v.. Cần phải tiết kiệm năng lượng, sắt thép, kim loại mầu, than đá, điện lực, vật liệu xây dựng, nước, đất đai.v.v.. Tăng cường lợi dụng tài nguyên tổng hợp, thúc đẩy lợi dụng phế thải công nghiệp và rác thải.
Bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái: Phải tăng cường tập trung bảo vệ môi trường, kiên trì phòng ngừa là chính, quản lý tổng hợp, kiên quyết thay đổi tình trạng gây ô nhiễm rồi khắc phục, vừa khắc phục vừa làm ô nhiễm. Tăng cường ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước và xử lý rác thải vô hại khu vực thành thị.
Tăng cường quản lý tài nguyên, thực hiện khai thác có giới hạn, có trật tự và có bồi thường. Tăng cường quản lý và bảo vệ các loại tài nguyên tự nhiên. Tăng cường quản lý nguồn nước, đất đai, khoáng sản, hoàn thiện chế độ dự trữ tài nguyên quan trọng.
Sử dụng tài nguyên biển hợp lý, tăng cường nhận thức về biển và tài nguyên biển, phát triển sự nghiệp khí tượng, tăng cường năng lực cảnh báo về khí tượng mang tính cứu nạn.
2.2. Thành tựu, hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc Trung Quốc