Về xây dựng mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xác định nội dung của từng giai đoạn phát triển phù hợp với điều kiện đất nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 61 - 63)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.2. Về xây dựng mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xác định nội dung của từng giai đoạn phát triển phù hợp với điều kiện đất nước và quốc tế

dung của từng giai đoạn phát triển phù hợp với điều kiện đất nước và quốc tế

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2001), Đảng ta đã nhấn mạnh phải thực hiện “CNH đất nước theo hướng hiện đại” và coi đây là một nhiệm vụ trung tâm, phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Việc chuyển từ quan niệm “công nghiệp hóa” sang quan niệm “công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” (Đại hội VII) và

“công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa

nhiệm kỳ khóa VII, Đại hội Đảng lần thứ VIII và Đại hội Đảng lần thứ IX), là một sự phát triển quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về CNH, HĐH đất nước. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã khẳng định CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với

các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa.

Cũng bắt đầu từ đây, nội dung của CNH, HĐH ngày càng được định hình rõ nét, CNH không chỉ đơn giản là phát triển công nghiệp, xây dựng nhà máy. Đó là quá trình cải biến căn bản, toàn diện để tạo nền tảng của một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế tiên tiến, quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam. Đó cũng là quá trình tăng cường nguồn lực con người, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, thân thiện và bảo vệ môi trường theo quan đếm phát triển bền vững.

Tiếp tục phát triển tư duy lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH, đến Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên trong văn kiện của mình, Đảng ta chính thức khẳng định quan điểm rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Con

đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Đại hội Đảng lần thứ X xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”

Trong thực tế, quá trình CNH ở từng quốc gia, tuy vẫn phải tuân theo những lôgích tổng quát, nhưng lại rất khác nhau trong việc lựa chọn mô hình, nội dung chiến lược, bước đi và giải pháp CNH cụ thể. Các nước đi sau đều có khả năng rút ngắn quá trình thực hiện CNH so với các nước đi trước.

Sự kết hợp hai xu hướng này đòi hỏi quá trình CNH ở Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nội dung của một quá trình phát triển rút ngắn theo hướng hiện đại là vừa xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại, vừa từng bước phát triển kinh tế tri thức trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế dưới tác động của toàn

cầu hóa kinh tế. Đây là tư duy phát triển hiện đại mà Đảng ta đã nắm bắt và trở thành một trong những tư tưởng chủ đạo của việc đẩy mạnh, đẩy nhanh CNH, HĐH ở nước ta, nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một nước nghèo, kém phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu phát triển so với các nước trong khu vực.

Như vậy, ứng với mỗi thời kì khác nhau, trên cơ sở đất nước và thế giới Đảng ta đã có những thay đổi lớn trong việc đưa ra những tư tưởng, đường lối chỉ đạo đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại hiệu quả cao, thể hiện một sự mềm dẻo, linh hoạt và sáng suốt trong đường lối chính sách.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w