Bài học về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 60 - 61)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.1.Bài học về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam là nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình thực hiện nhiệm vụ này kể từ năm 1986 đến nay gắn liền và là kết quả đổi mới tư duy của Đảng, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới vừa qua, có thể khái quát những bước chuyển lớn, mang tính đột phá trong phát triển tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:

Đã chuyển từ quan niệm CNH trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường

Nội dung cốt lõi của sự đổi mới tư duy này xét thực chất là thay đổi cơ chế phân bổ, điều tiết các nguồn lực cho CNH, thừa nhận vai trò phân bổ, điều tiết của

thị trường và cho phép thị trường tham gia phân bổ các nguồn lực, kết hợp tốt vai trò của thị trường và của Nhà nước trong việc phân bổ, điều tiết các nguồn lực cho CNH, thông qua đó tạo điều kiện giải phóng tối đa sức sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước để đẩy mạnh CNH.

Kết hợp hài hòa giữa thể chế thị trường và thể chế nhà nước, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo và Nhà nước có vai trò định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ phát triển, kiểm soát và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã từ bỏ mô hình công nghiệp hóa khép kín, thay thế nhập khẩu, từng bước xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập thế giới và khu vực, thực hiện chiến lược CNH trên cơ sở phát huy lợi thế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả. Đây là bước đột phá rất quan trọng trong đổi mới tư duy của Đảng về CNH. Nó đã mở ra một không gian phát triển mới.

Bài học về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được cả Trung Quốc và Việt Nam hết sức chú trọng và đánh giá cao, coi đó như một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 60 - 61)