Cao nhân tố con người, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 67 - 72)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.6. cao nhân tố con người, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò không thể thiếu được trong phát triển kinh tế cũng như trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Do vậy ngay từ khi cải cách mở cửa, chính phủ đã ban hành các chính sách

nhằm cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục như Nghị quyết về cải cách thể chế giáo dục năm 1985 và các mục tiêu xoá mù chữ cho nông thôn và thành thị.

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến lực lượng lao động địa phương, khuyến khích các địa phương thành lập các trung tâm đào tạo nghề, nâng cao ý thức kỷ luật cho họ trong công tác, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo và tuyển dụng lao động. Đồng thời chính phủ cũng quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo các cán bộ đầu ngành, khuyến khích các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các giảng viên đại học đi học tập ở nước ngoài và khuyến khích tri thức Hoa kiều về nước làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chế độ tuyển dụng lao động, thu hút và bồi dưỡng nhân tài một cách công khai, cạnh tranh và bình đẳng ở Trung ương cũng như các địa phương đã giúp các doanh nghiệp, các công ty... chọn đúng người, đúng việc. Điều này cũng được các nhà đầu tư đánh giá cao.

Ở Việt Nam, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được chú trọng. Hàng năm chính phủ đều giành khoản chi ngân sách khá lớn cho giáo dục đào tạo (năm 2005 là 18% ngân sách), đồng thời cấp học bổng từ ngân sách nhà nước cho những cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu trẻ có đủ khả năng đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Khuyến khích học sinh, sinh viên những gia đình có điều kiện về kinh tế đi du học ở nước ngoài để nâng cao trình độ, tay nghề về phục vụ tổ quốc. Ngoài ra, Chính phủ còn tạo điều kiện cho một số trường đại học lớn hiện đại hoá cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua nguồn vốn vay từ bên ngoài thuê chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, tư vấn và phát triển giáo trình hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Chính phủ còn cho phép các trường đại học nước ngoài mở đại học tại Việt Nam và khuyến khích các công ty có vốn FDI thành lập trung tâm đào tạo lao động tại địa phương để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên nhìn chung trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhất là đối với các cơ sở tuyển dụng thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, vấn

đề bồi dưỡng, tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực nên theo những hướng sau: Xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp, công ty, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng “theo đơn đặt hàng’’ của các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động để tránh đào tạo tràn lan và không có hiệu quả.

Tuyển chọn lao động cần phải công khai, minh bạch. Nếu tuyển chọn những cán bộ chủ chốt làm giám đốc công ty hay doanh nghiệp thì nên kiểm tra hoặc phỏng vấn trực tiếp trên cầu truyền hình để thể hiện sự công khai và tạo điều kiện cho những người ở xa có thể tham gia.

Có chính sách khuyến khích cho những cán bộ, nhà khoa học, sinh viên.. đã được đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc.

Chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Việc đào tạo không chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước mà cần gửi ra nước ngoài đào tạo hoặc thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào. Đó cũng là cách để nhanh chóng tiếp cận được những kỹ năng trong hoạt động đầu tư đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mặt và lâu dài.

3.2.7. Bài học về thu hút và phát huy sức mạnh của lực lượng Việt kiều cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài của kiều bào đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Ngay từ khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã chú ý đến việc thu hút đầu tư từ Hoa kiều bởi vì lực lượng này có thực lực kinh tế lớn, lại có sự tương đồng về văn hoá và ngôn ngữ nên ngay từ năm 1979 Trung Quốc đã khôi phục hoạt động của Uỷ Ban Hoa kiều và đưa ra các chính sách ưu đãi đối với Hoa kiều nhằm thu hút đầu tư. Kết quả là ngày càng có nhiều nhà đầu tư là Hoa kiều đầu tư vào Trung Quốc, nhiều nhất là Hoa kiều từ Hồng Kông và Đài Loan. Nguồn vốn thu hút từ Hoa kiều đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết nhiều lao động cho địa phương.

Ở Việt Nam, Chính phủ cũng rất quan tâm đến các nhà đầu tư Việt kiều. Theo Thông tư liên tịch số 10 (ban hành ngày 15/8/2000) hướng dẫn việc người

Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo NĐ 51/1999/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước(sửa đổi), đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Việt kiều và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.

Các nhà đầu tư Việt kiều được hưởng rất nhiều ưu đãi. Nhờ đó Việt kiều ở các nước đầu tư về nước được yên tâm khi số tài sản lên tới cả triệu USD trước đây phải nhờ người khác đứng tên, nay được đứng tên mình và được luật pháp bảo vệ. Ngoài việc nhà đầu tư được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, miễn giảm thuế, thực hiện nguyên tắc một giá cho dự án đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước, thông tư 10 còn cho phép các nhà đầu tư được thuê đất để sản xuất, kinh doanh với thời hạn có thể tới 50 năm.

Trong những năm gần đây lượng kiều hối tăng lên dáng kể. Riêng năm 2004, lượng kiều hối chuyển về nước đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD và năm 2005, đạt khoảng 4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư nhất trong cả nước. Năm 2006, 2007 lượng Kiều hối đổ về Việt Nam tăng mạnh, lần lượt tương ứng khoảng 5, 6 tỉ và 7 tỉ USD và có khoảng 600 doanh nghiệp của Việt kiều đang hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên để khai thác triệt để tiềm năng đầu tư của Việt kiều, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng ta nên:

Đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút Kiều bào về xây dựng Tổ quốc bằng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của họ trên đất nước..

Không có bất kỳ một sự kỳ thị nào đối với họ mà phải coi họ như những người công dân Việt Nam, không phân biệt đối xử, tạo niềm tin nơi họ để họ có cơ hội đóng góp cho đất nước.

Tạo điều kiện tốt cho họ có nơi ăn chốn ở tốt khi họ có mong muốn trở về Việt Nam công tác hoặc cống hiến; tạo điều kiện cho họ giữ chức vụ quan trọng, thậm chí là kết nạp Đảng để họ nhiệt tình cống hiến, yên tâm công tác và nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Miễn thị thực nhập cảnh cho Việt kiều ở những lần về Việt Nam, giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh, không hạn chế thời gian cư trú, được tự do đi lại.

Xây dựng một website chính thức cho người Việt ở nước ngoài, đề cập đến những chính sách, thông tin rõ ràng, chi tiết liên quan đến các dự án cần đầu tư và kêu gọi đầu tư.

Việt Nam sẽ chủ động khắc phục hoặc thậm chí có thể tránh được những mặt trái do công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây ra góp phần phát triển bền vững nền kinh tế. Từ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đó có những chính sách đúng đắn trên con đường phát triển đất nước

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w