Những hạn chế của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 48)

trong đó phải kể đến tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng, công trình dẫn nước từ miền Nam lên miền Bắc và đập Tam Hiệp. Theo thống kê, 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Trung Quốc gặt hái được hơn 20 nghìn thành quả khoa học kỹ thuật. Trong đó có những thành tựu đáng chý ý như, kỹ thuật phòng chống những căn bệnh nghiêm trọng như tim mạch, ung thư, HIV/AIDS... kỹ thuật thăm dò dầu mỏ, công nghệ khai thác và tận dụng nguồn năng lượng khác, kỹ thuật quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm không khí...

Những bước đột phá trong ngành nghiên cứu vũ trụ là một trong những thành tựu khoa học công nghệ lớn mà Trung Quốc đạt được trong những năm qua. Năm 2003, Trung Quốc đã phóng thành công "tàu vũ trụ thần châu 5" có người lái, công trình phóng tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên của Trung Quốc. Dù đi sau Mỹ và Liên Xô cũ 40 năm, song đây vẫn là bước đột phá của Trung Quốc trong việc khám phá vũ trụ và khẳng định ưu thế khoa học vượt trội của mình.

Theo một báo cáo gần đây: Trung Quốc là nước đang dẫn đầu thế giới về lượng thuê bao kết nối tốc độ cao thông qua đường dây điện thoại. Lượng thuê bao băng rộng thông qua DSL (Digital Subscriber Line) đã tăng gấp đôi trong năm, đạt 13 triệu thuê bao. Và cuối năm nay, tỷ lệ tăng trưởng này của Trung Quốc sẽ vượt con số 20 triệu thuê bao. Trung Quốc tin rằng việc truy cập mạng lưới tốc độ cao ở khắp nơi trên đất nước sẽ góp phần phát triển nền kinh tế.

2.2.2. Những hạn chế của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc Trung Quốc

2.2.2.1. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quá nóng, sức ép lạm phát tăng cao tăng cao

Tình trạng phát triển “quá nóng” vẫn là thách thức hàng đầu đối với nền kinh tế của Trung Quốc, nhiệm vụ hàng đầu của việc quản lý kinh tế vĩ mô củaTrung Quốc là ngăn chặn tăng trưởng kinh tế “quá nóng” và kiềm chế cơ cấu giá cả để tránh lạm phát cao.Tốc độ tăng trường bình quân trên 9% là quá nhanh, dễ xuất hiện “bong bóng” hoặc tình trạng lệch lạc, mất cân đối, đặc biệt là vấn đề năng lượng và tài nguyên.

Vấn đề lạm phát ngày càng tăng cao cũng làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, năm 1994, tỷ lệ lạm phát là 21%; năm 1995 là 15%; năm 1996 vẫn còn ở mức 8-10%. Ngày 19- 2- 2008, cơ quan thống kê Trung Quốc đã thông báo tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ mức 6,5% của tháng 12/2007 lên 7,1% trong tháng đầu tiên của năm 2008. Giá hàng tiêu dùng tại Trung Quốc đã tăng 1,2% chỉ trong 1 tháng, từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2008.

Lạm phát ở Trung Quốc vẫn đang tăng bất chấp các giải pháp cấp bách của chính phủ nhằm “hạ nhiệt” nền kinh tế như quyết định tăng lãi suất lên gấp 6 lần của chính phủ năm 2007.

Áp lực giá cả tại Trung Quốc tăng cao bởi tín dụng tăng trưởng tín dụng tăng trưởng quá nóng. Tổng giá trị khoản vay mới tại Trung Quốc năm 2009 là 9,6 nghìn tỷ NDT, tương đương 1,4 nghìn tỷ USD. Tính đến tháng 3/2010, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 2,4%, đến tháng 4/2010 lên mức 2,7%, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2010 tăng 5,1%, chỉ số giá sản xuất tháng 11/2010 tăng 6,1%

Ở Trung Quốc nạn lạm phát thường xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, trong quá trình phát triển kinh tế quy mô đầu tư quá lớn, từ đó kéo theo vật giá tăng vọt - đầu tư dẫn tới lạm phát.

Hai là, cũng giống như các nước đang phát triển khác, sự phát triển kinh tế ban đầu phần lớn kết cấu tài sản nằm trong trạng thái mất thăng bằng. Trong quá trình phát triển trạng thái kết cấu tài sản mất thăng bằng có thể ngày càng nghiêm trọng - có thể gọi là nạn lạm phát mang tính kết cấu.

2.2.2.2. Cơ cấu kinh tế còn nhiều biểu hiện mất cân đối, chịu nhiều sức ép kinh tế khi tham gia sâu rộng vào WTO kinh tế khi tham gia sâu rộng vào WTO

Cơ cấu đầu tư trong một số lĩnh vực có sự mất cân đối nghiêm trọng. Một số ngành do đầu tư quá mức đã dẫn đến khủng hoảng thừa, gây lãng phí các nguồn lực. Sau đây sẽ xem xét trường hợp ngành công nghiệp Trung Quốc với những điểm bất hợp lí về cơ cấu:

Cơ cấu tổ chức công nghiệp không hợp lý, qui mô ngành nhỏ, trình độ chuyên ngành hoá còn thấp.

Đa số các doanh nghiệp của Trung Quốc có qui mô quá nhỏ, mức độ tập trung ngành thấp, đầu tư vốn và kỹ thuật phân tán.

Cơ cấu sản phẩm không hợp lý, đa số ngành có sản lượng quá dư thừa. Sự bất hợp lý trong cơ cấu sản phẩm của các ngành công nghiệp hết sức rõ ràng, đồng thời tồn tại sự dư thừa sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật thấp và thiếu những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn. Trong các sản phảm công nghiệp chủ yếu, có trên 80% sản lượng sản phẩm sử dụng không hết, đồng thời hàng năm, Trung Quốc vẫn phải chi một lượng ớn ngoại tệ để nhập các sản phẩm trong nước còn thiếu.

Cơ cấu công nghệ không hợp lý, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu. Xét về mặt cơ cấu công nghệ cho thấy, ngành công nghệ cao của Trung Quốc có qui mô nhỏ, trong khi tỷ trọng ngành truyền thống lại lớn. Trình độ khai thác và ứng dụng công nghệ then chốt của đa số các doanh nghiệp lớn và vừa của Trung Quốc kém xa trình độ tiên tiến của thế giới, đồng thời, năng lực sáng tạo kỹ thuật yếu.

Cơ cấu tài nguyên nhân lực không hợp lý, năng suất lao động thấp.

Phần lớn các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh có lực lượng lao động quá đông, số lực lượng lao động dư thừa chiếm 30- 40%. Năng suất lao động bình quân đầu người hàng năm của ngành công nghiệp Cơ khí là 2.200 USD, trong khi ở Mỹ là 97.300 USD, ở Nhật Bản là 5.330 USD.

Cơ cấu vùng không hợp lý, các vùng tương đối có ưu thế không thể phát huy đầy đủ.

Chưa hình thành cơ chế điều tiết thị trường các yếu tố sản xuất lưu động một cách hợp lý giữa các vùng, có tình trạng xây dựng trùng lặp nghiêm trọng giữa các vùng, có hơn 20 tỉnh (vùng, thành phố) lấy công nghiệp cơ khí, ô tô, điện tử, hoá dầu làm ngành trụ cột.

Ngành nông nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập WTO. Một là, chất lượng nhiều mặt hàng nông sản dạng sử dụng nhiều lao động còn thấp, khó đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Hai là, hàng rào kỹ thuật đối với hàng nông sản khó tháo gỡ nổi trong thời gian ngắn, khó đẩy mạnh

tăng trưởng xuất khẩu hơn nữa; trong đó vấn đề nổi cộm là tiêu chuẩn trong nước của Trung Quốc thấp hơn so với của nước ngoài, còn cách xa tiêu chuẩn quốc tế.

Ba là, chính sách khuyến khích trong nước đối với hàng nông nghiệp chưa hoàn

chỉnh, ảnh hưởng đến việc nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản. Bốn là, phương thức kinh doanh quy mô nhỏ phân tán vẫn tồn tại, thiếu lợi thế tổ chức trong cạnh tranh quốc tế. Năm là sau năm 2002, các nước phát triển điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp càng làm tăng thêm áp lực cho mậu dịch hàng nông sản của Trung Quốc.

Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng không tránh khỏi những vấn đề tồn tại, một số ngành trong lĩnh vực chế tạo sẽ đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Ví dụ như: ngành công nghiệp xe hơi, từ 1/1/2005 trở đi, Trung Quốc bãi bỏ biện pháp quản lý hạn ngạch và giảm thuế nhập khẩu, sự cạnh tranh tất yếu càng tạo ra nhiều sức ép cho ngành này.

Ngành dịch vụ Trung Quốc cũng chịu sự cạnh tranh ngày càng ác liệt đi đôi với mức tăng về trình độ mở cửa. Các ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... của Trung Quốc về các mặt cơ chế kinh doanh, trình độ quản lý và nhân tài vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển. Hiện tại, sức ép đối với ngành ngân hàng Trung Quốc chủ yếu là trên lĩnh vực thanh toán quốc tế. Các ngành khác như chứng khoán, bảo hiểm, viễn thông, thương nghiệp bán lẻ... là những ngành mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, trong tương lai cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ.

Số vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng vọt kể từ khi nước này trở thành thành viên chính thức của WTO. Tới nay, hàng Trung Quốc chiếm tới khoảng 1/3 tổng số vụ điều tra chống bán phá giá trên toàn thế giới .

2.2.2.3. Khoảng cách chênh lệch phát triển kinh tế giữa các vùng miền ngày càng mở rộng ngày càng mở rộng

Những năm gần đây, sự chênh lệch giữa các vùng ven biển và nội địa ở Trung Quốc ngày càng lên cao. Làm thế nào để thu nhỏ sự chênh lệch này - đó là một trong những vấn đề tồn tại không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở Trung Quốc.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự chênh lệch nói trên là do chính sách điều tiết vĩ mô. Đối với Trung Quốc, thành phần chính của kinh tế nội địa là các xí nghiệp quốc doanh. Tại các xí nghiệp này số vốn đều có vấn đề vì ngân quỹ của đại đa số xí nghiệp càng ngày càng co lại, sức cạnh tranh không thắng nổi sự bung ra của nền kinh tế thị trường, không thu hút được đầu tư nước ngoài, làm ăn thua lỗ không đủ tiền giả lương cho công nhân. Trong lúc đó ở các vùng duyên hải, đại bộ phận đều là xí nghiệp phi quốc hữu, họ có thể tìm được nguồn đầu tư bằng nhiều con đường khác nhau và đối tác của họ đều là những nhà đầu tư theo sự lựa chọn. Điều khống thế nào cho phù hợp và cân đối giữa các loại hình xí nghiệp ở nội địa và duyên hải là yếu tố cơ bản có thể dẫn tới giảm bớt được sự chênh lệch trong thu nhập.

Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 1996, Chính phủ Trung Quốc tích cực điều tiết nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, song vẫn còn nhiều khó khăn nan giải không thể khắc phục một sớm một chiều.

2.2.2.4. Nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo gia tăng

Trong khi thế giới ngạc nhiên về sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc thì ít người ngờ rằng mức độ và tốc độ phân hoá giàu nghèo của Trung Quốc xếp hàng đầu thế giới.

Những điều đáng lo ngại về phân phối thu nhập được người Trung Quốc gói gọn trong ba chữ, là "lệch, loạn, rộng". "Lệch" là chỉ phân phối thu nhập quốc dân quá nghiêng về cá nhân; "loạn" là chỉ trật tự phân phối thu nhập rối loạn, lộn xộn; "rộng" là chỉ khoảng cách thu nhập ngày càng mở rộng ra. Ba chữ ấy khiến cho những người lãnh đạo Trung Quốc phải đau đầu, nỗi lo lắng nhiều khi át cả niềm vui do sự tăng trưởng đem lại.

Theo Báo cáo công tác của Chính phủ nước Trung Quốc, tháng 3/2008, vẫn còn 14,79 triệu nông dân Trung Quốc có thu nhập ròng dưới 785 NDT/năm, tức chuẩn nghèo tuyệt đối. Còn nếu tính theo mức thu nhập thấp từ 786 NDT - 1067 NDT/năm, vẫn còn 28,41 triệu nông dân thuộc diện đó. Theo báo cáo của Ngân hàng châu Á mùa hè năm 2007, Trung Quốc vẫn còn khoảng 300 triệu người, đa số

là nông dân, có thu nhập dưới 1 USD/ngày.

Sự chênh lệch giàu nghèo là điều khó tránh khỏi trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tại nhiều nước đang phát triển nhưng tình trạng mất cân đối xảy ra tồi tệ hơn ở Trung Quốc bởi Chính phủ nước này quá chú trọng đầu tư phát triển các vùng đô thị duyên hải mà chưa quan tâm đúng mức đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Thu nhập bình quân của Trung Quốc khoảng 3.650USD(năm 2009), trong khi nông dân chỉ 355USD (3,2:1). Trong khi những gia đình nông dân nghèo Trung Quốc lo lắng với chi phí giáo dục của con em họ khoảng 60USD/năm, một người Trung Quốc giàu có tiêu khoảng hơn 12 nghìn USD cho các chuyến du lịch, các dịp lễ quan trọng trong năm.

Xu thế chung là chênh lệch thu nhập mở rộng rõ rệt. Hơn nữa, các chính sách về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và chính sách nhà cửa cũng còn nhiều bất cập. Sự cách biệt về mức sống của các đô thị miền duyên hải và các vùng hẻo lánh sâu trong lục địa cũng là mối lo lắng của các nhà tạo lập chính sách Trung Quốc. Khoảng cách về thu nhập hồi năm 1984 theo tỷ lệ là 1 và 2; hiện nay là 1 và 3. 10% người Trung Quốc nghèo nhất chỉ chiếm 1% nguồn của cải của đất nước, trong khi 10% người giàu nhất chiếm 50% nguồn này. 20% số dân thành thị nghèo nhất chỉ chiếm 60% tổng số thu nhập tư nhân.Trong 10 năm từ 1997-2007, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tại các vùng nông thôn đã tăng từ 2.090NDT lên 4.140NDT, trong khi thu nhập bình quân của người dân thành thị tăng từ 6.160 NDT lên 13.786 NDT.

Sự phân hóa giàu nghèo này không chỉ giữa khu vực nông thôn và thành thị mà còn tồn tại giữa các vùng với nhau. Phần lớn dân nghèo Trung Quốc đều là cư dân nông nghiệp, nhưng ngay trong đội quân này cũng có nhiều cách biệt lớn: gần 1/2 nông dân nghèo sống ở khu vực phía Tây và chỉ khoảng 10% sống tại các tỉnh miền duyên hải.

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế của Trung Quốc, giữa nạn lạm phát và nạn thất nghiệp, thì nạn thất nghiệp cần đáng quan tâm chú ý hơn. Bởi vì nạn thất nghiệp liên quan đến trị an xã hội. ở Trung Quốc, lượng người mới sinh mỗi năm khoảng 10 triệu người, có nghĩa là mỗi năm tới sẽ có 10 triệu người tròn 18 tuổi,

tới tuổi thành niên đi tìm việc làm. Không cần lấy dẫn chứng nhiều, chỉ một ví dụ như vậy cũng đủ để nói lên rằng Trung Quốc phải làm sao cho số người này có công ăn việc làm là một vấn đề khó khăn.

2.2.2.5. Sức ép môi trường, tài nguyên ngày càng lớn

Thời gian qua kinh tế Trung Quốc tiến bộ vượt bậc nhưng "môi trường đang phải trả giá đắt". Thống kê cho thấy ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc đã diễn ra vào thời điểm GDP/đầu người của Trung Quốc mới ở khoảng 400-1.000 USD, trong khi ở các nước phát triển con số này là từ 3.000 đến 10.000 USD.

Trong những năm gần đây, tình hình môi trường của Trung Quốc đang ở tình trạng bị phá hoại nghiêm trọng. Theo các thông báo chính thức của chính phủ Trung Quốc có thể thấy tình trạng ô nhiễm không những phát triển ở các thành phố mà còn lan rộng trong các vùng nông thôn. Phạm vi phá hoại môi trường phát triển đã làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.

Đối với môi trường không khí: nồng độ hạt bụi trong không khí đã vượt chỉ tiêu cho phép là: 309mg/m3. Ở các thành phố miền Bắc, mức ô nhiễm nặng hơn, những thành phố có tỷ lệ vượt chỉ tiêu cho phép 30% vẫn chiếm 85%. Tính chung, lượng bụi bình quân trong các thành phố của cả nước thường là 16,2 tấn/km2/tháng. Với sự ô nhiễm nặng nề như vậy, đã thường xuyên gây ra nhiều trận mưa axit lớn làm huỷ hoại môi trường hơn nữa trong phạm vi cả nước.

Đối với môi trường nước: Theo điều tra tình hình chất lượng nước của 7 hệ thống nước lớn trong cả nước, phạm vi ô nhiễm nguồn nước cũng đang lan rộng.

Ngoài ra việc phát triển công nghiệp, nông thôn cũng tạo ra sự ô nhiễm môi

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w