Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 28)

hoá, hiện đại hoá

Tiểu Bình đã nhấn mạnh: “giáo dục là cơ sở để đào tạo nhân tài khoa học kĩ thuật,

chúng ta phải thi hành đúng đắn phương châm giáo dục của Đảng, nắm vững phương hướng làm tốt thực sự cải cách giáo dục để cho sự nghiệp giáo dục có bước phát triển và nâng cao mạnh mẽ ”.

Cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân cũng nhấn mạnh: “Cần phải tôn trọng lao

động, tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, tôn trọng sáng tạo....Phải tôn trọng và bảo vệ mọi lao động có ích cho nhân dân và xã hội. Dù lao động chân tay hay lao động trí óc, lao động giản đơn hay lao động phức tạp, mọi lao động có đóng góp cho xây dựng hiện đại hóa của nước ta đều là vẻ vang, đều cần được thừa nhận và tôn trọng”

Nguồn: Cốc Nguyên Dương (2006), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1 (65)

Trung Quốc đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực, có thể kể ra là:

Nghị quyết về cải cách thể chế giáo dục (27 - 5 - 1985), tập trung vào các mục tiêu cơ bản sau: biến nhà trường thành đơn vị độc lập; xây dựng và phát triển thị trường giáo dục; cải cách việc dạy học, cải cách hệ thống thi cử, tạo cơ sở vật chất cho thực hiện cải cách, xây dựng chương trình, cải tiến nội dung sách giáo khoa...

Luật giáo dục được thông qua tại kì họp thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa VIII (3 - 1995). Trong đó đưa ra các quy định ưu tiên giúp đỡ phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao tỉ lệ đầu tư cho giáo dục.

Thực hiện nhiều chính sách cải cách giáo dục như thực hiện 9 năm giáo dục bắt buộc, cho phép các trường tư thục phổ thông phát triển, đối với các trường đại học và cao hơn thì thực hiện cải cách mạnh mẽ, nhiều hình thức phát triển và hợp tác mới giữa các trường đại học với các tổ chức sản xuất kinh tế đã thu được rất nhiều thành công.

Tăng cường chi tiêu cho giáo dục, ngân sách nhà nước được đầu tư mạnh mẽ, cộng với nguồn chi tiêu ngoài ngân sách đã thúc đẩy giáo dục ở Trung Quốc phát

triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại.

Đào tạo, thu hút và sử dụng sinh viên, lực lượng Hoa kiều đang học tập và công tác ở nước ngoài, gửi sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học tập và có những chính sách để thu hút họ trở lại phục vụ cho đất nước theo nguyên tắc : “ủng hộ sinh viên đi du học nước ngoài, cho phép và khuyến khích họ tự do trở về”.

Nhằm đẩy nhanh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển nguồn nhân lực được Trung Quốc chú trọng vào những điểm sau:

Thực thi chiến lược khoa học kĩ thuật hưng quốc và chiến lược cường quốc nhân tài là coi khoa học kĩ thuật tiến bộ và sáng tạo khoa học kĩ thuật là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đặt phát triển giáo dục và bồi dưỡng tài đức con người tố chất cao vào vị trí chiến lược hàng đầu. Nỗ lực xây dựng nhà nước mô hình mới và cường quốc vốn nhân lực.

Đẩy nhanh đổi mới và tạo bước nhảy vọt về sáng tạo khoa học kĩ thuật, thực thi quy hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật quốc gia trung dài hạn, nhanh chóng xây dựng hệ thống sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc gia, nâng cao toàn diện thực lực tổng thể khoa học kĩ thuật và trình độ kỹ thuật ngành nghề, kỹ thuật hạt nhân. Tăng cường xây dựng năng lực tự chủ sáng tạo, xây dựng cơ sở khoa học kĩ thuật quốc gia quy mô lớn, thực thi công trình sáng tạo tri thức và hệ thống nghiên cứu thí nghiệm tổng hợp. Xây dựng hệ thống trường đại học mô hình nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến thế giới, cơ sở nghiên cứu khoa học kĩ thuật và bồi dưỡng nhân tài trình độ cao. Tăng cường vai trò chủ thể sáng tạo kỹ thuật của xí nghiệp. Tập trung bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng cơ chế cảnh báo về sở hữu trí tuệ. Đi sâu cải cách thể chế khoa học kĩ thuật, bố cục cơ sở nghiên cứu hợp lý, tập trung nghiên cứu mang tính công ích xã hội.

Ưu tiên phát triển giáo dục, thực thi toàn diện giáo dục tố chất, tập trung hoàn thành 3 nhiệm vụ lớn “phổ cập, phát triển và nâng cao”, nhanh chóng điều chỉnh kết cấu giáo dục, thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện và hài hòa, xây dựng xã hội mô hình học tập. Phổ cập và củng cố giáo dục nghĩa vụ, trọng điểm là tăng cường giáo dục nghĩa vụ nông thôn. Tập trung đầu tư cho giáo dục, từng bước nâng cao kinh phí cho giáo dục chiếm khoảng 4% GDP. Đi sâu cải cách thể chế

giáo dục, xác định rõ chức trách của chính quyền các địa phương đối với giáo dục, ủng hộ phát triển dân lập.

Thúc đẩy chiến lược cường quốc nhân tài, chuyển biến từ nước lớn về dân số trở thành cường quốc vốn nhân tài. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền tố chất cao, trọng điềm là đào tạo nhân tài khoa học kĩ thuật quân sự, nhân tài khoa học kĩ thuật đầu ngành và nhà khoa học chiến lược. Thực thi công trình đào tạo nhân tài kỹ năng cao và tăng cường đào tạo nhân tài phù hợp với nông thôn. Đi sâu cải cách chế độ nhân sự cán bộ, kiện toàn cơ chế đề bạt, khuyến khích và bãi miễn cán bộ.

2.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w