Vấn đề phát huy lợi thế so sánh và tranh thủ các nguồn lực quốc tế phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 63)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.3. Vấn đề phát huy lợi thế so sánh và tranh thủ các nguồn lực quốc tế phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ bài học kinh nghiệm về chủ động mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế để huy động nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung Quốc cho thấy Đảng và Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định đường lối, chiến lược mở cửa hội nhập với bên ngoài. Việc mở cửa hội nhập vừa phù hợp với lợi ích kinh tế của đất nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Từ một nước trong nhiều năm đóng cửa, ít giao lưu kinh tế với nước ngoài, nay Trung Quốc đã có quan hệ với trên 200 nước trên thế giới và đang khẳng định vị thế cường quốc của mình trên trường quốc tế. Sự thành công này được bắt đầu từ khi Trung Quốc cải cách mở cửa (1978) và chủ động tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở cửa các đặc khu kinh tế và 14 thành phố ven biển ngay từ khi bắt đầu cải cách và những thành tựu dành được qua gần 3 thập kỷ qua của Trung Quốc đã một lần nữa khẳng định bước đi đúng đắn của Đảng và chính phủ Trung Quốc trong việc chủ động và tăng cường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam, tuy phải đối mặt với nhiều thách thức song chúng ta đã nhận thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa lâu dài của hội nhập. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định “Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế của thời đại, là con đường tất yếu để

du nhập thị trường quốc tế, để tạo vốn liếng, tiếp thu kỹ thuật mới, nhằm rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá -hiện đại hoá”

Thực hiện chủ trương này những năm qua chúng ta cũng đã tăng cường hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tiến hành cải cách

doanh nghiệp nhằm tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, nỗ lực tham gia vào các tổ chức quốc tế, thực hiện tự do hoá thương mại. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn chậm, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã quen tính ỷ lại của thời bao cấp nên không muốn chuyển đổi sang các hình thức khác. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới tuy đã có cố gắng nhưng kết quả đạt được không như mong muốn. Do vậy, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, để tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, chúng ta nên:

Cần lấy WTO làm động lực để tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các quyết định và lịch trình hội nhập đến các cơ quan, doanh nghiệp ở trung ương và địa phương để các doanh nghiệp có sự nghiên cứu, chuẩn bị hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.

Đưa ra những chính sách thích hợp để định hướng dòng FDI vào các ngành mà có lợi thế so sánh

Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nữa nhằm tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu

Thực hiện tự do hoá thương mại thông qua việc mở cửa thị trường với các nước. Việc mở cửa thị trường này sẽ phụ thuộc vào từng ngành và lĩnh vực cụ thể.

Tăng cường hơn nữa công tác đối ngoại, đàm phán với các nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy mỗi quốc gia khi tham gia đàm phán đều có những yêu cầu cụ thể xuất phát từ điều kiện và lợi ích của họ. Muốn đạt được thoả thuận và ký được hiệp định thương mại với mỗi nước, đặc biệt là các đối tác chính, cần phải biết nhượng bộ có mức độ, có yêu cầu tối thiểu.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp theo nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới với chức năng chủ yếu của chính phủ là tập trung cho điều tiết vĩ mô, quản lý xã hội và dịch vụ công.

Tiếp tục thúc đẩy quá trình thanh lọc, sửa đổi hệ thống luật pháp bao gồm cả Hiến pháp cùng với các văn bản pháp luật khác để phù hợp với những cam kết với WTO.

hữu trí tuệ và tham nhũng để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w