Quan hệ kinh tế quốc tế đạt được những thành tựu quan trọng

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45)

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng mở cửa trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi, bên cạnh việc có một thị trường nội địa khổng lồ, Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu. Chính vì vậy, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đã gia tăng liên tục với tốc độ cao, với tốc độ tăng bình quân 19,02% năm trong giai đoạn 1986 – 1990; 19,1%/năm trong giai đoạn 1990 – 1995 và 10,84%/năm trong giai đoạn 1995 – 2000, giai đoạn 2001-2006, sau 5 năm gia nhập WTO tốc độ tăng đột biến là 21,4%.

Lĩnh vực mở cửa với bên ngoài đạt nhiều thành tựu nổi bật. Xuất nhập khẩu hàng hoá liên tục đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2006, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 27%, đạt kim ngạch 969 tỷ USD, thặng dư 178 tỷ USD. Riêng kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ - Trung Quốc tăng 144 lần kể từ năm 1979 đến 2006 (tăng 20,2%/năm). Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện, sản phẩm cơ điện và sản phẩm công nghệ cao chiếm 54,5% và sản phẩm mới chiếm 27,9% trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Từ năm 1978-2007, FDI tích lũy vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đứng thứ hai thế giới, đặc biệt là năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ, đứng đầu thế giới về thu hút FDI với số vốn là 52,7 tỷ USD.

Bảng 2.4 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giai đoạn 1979-2007 Năm Số dự án Vốn cam kết

(tỷ USD)

Vốn thực hiện (tỷ USD)

Qui mô trung bình (tr.USD/dự án) 1979-1989 21.776 32,36 18,47 1,55 1991 12978 11,98 4,37 1,1 2000 22347 62,38 40,72 2,79 2001 26139 69,19 46,85 2,65 2002 34171 82,77 52,74 2,42 2003 41081 115,07 53,51 2,8 2004 43664 153,48 60,06 3,52 2005 55294 153,2 60,03 2,80 2006 62749 167,9 69,4 2,70 2007 63428 175,2 74,6 2,76

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc và website: fdi.gov.cn

Từ năm 1978 - 2007, kim ngạch ngoại thương tăng từ 20,64 tỉ USD lên 2.170 tỉ USD, tăng hơn 100 lần.

Năm 2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO. Đến năm 2002, các ngân hàng nước ngoài đã mở 175 công ty với tổng số vốn 31,7 tỉ USD; chín công ty bảo hiểm nước ngoài thuộc tám nước đã mở 12 công ty tại Trung Quốc. Các tổ chức tài chính thu hút vốn FDI tập trung tại các thành phố và đặc khu như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Chu Hải, Thiên Tân… Số liệu thống kê cho thấy năm 2006, các khu phát triển cấp Quốc gia của Trung Quốc đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 14,7 tỷ USD, chiếm trên 23% đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc.

Bên cạnh việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương và đa phương trong khuôn khổ WTO, việc tham gia của Trung Quốc vào hợp tác kinh tế khu vực cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Đồng thờiTrung Quốc chú ý đẩy mạnh; tiến trình thuận lợi hoá trong đầu tư thương mại của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải; tích cực

tham gia vào các hoạt động của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình

Hợp tác kinh tế thương mại với những khu vực xung quanh không ngừng đi sâu. Trong 10 bạn hàng thương mại lớn với Trung Quốc thì đã có đến 7 bạn hàng là các nước và khu vực lân cận Trung Quốc. Trên 50% thương mại đối ngoại của Trung Quốc là với các khu vực xung quanh, 70% vốn thu hút đầu tư nước ngoài là đến từ những khu vực này; đây cũng là thị trường quan trọng để Trung Quốc mở rộng những công trình bao thầu và hợp tác lao động. Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển được tăng cường hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45)