Bài học về khai thác lợi thế của các vùng lãnh thổ và xây dựng các khu kinh tế mở

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 66 - 67)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.5. Bài học về khai thác lợi thế của các vùng lãnh thổ và xây dựng các khu kinh tế mở

khu kinh tế mở

Từ cuối năm 1997 Chính phủ Việt Nam đã chủ trương nghiên cứu để xây dựng đặc khu kinh tế ở nước ta. 11 địa điểm từ miền Bắc đến miền Nam đã được đưa vào danh sách lựa chọn. Ở miền Bắc là khu vực Đông Nam thành phố Hải Phòng và vùng Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá. ở miền Trung có 5 địa điểm là khu vực Chân Mây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, khu vực Chu Lai, khu vực Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi và khu Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Nam Bộ có 4 địa điểm là Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Long Sơn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và khu vực Năm Căn tỉnh Cà Mau.

Chu Lai đã được lựa chọn để xây dựng thí điểm mô hình khu kinh tế mở ở nước ta. Ngày 5/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai và Quy chế hoạt động của nó.

Khu kinh tế mở Chu Lai gồm hai khu: Khu phi thuế quan có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác

Trên thế giới có nhiều mô hình khu kinh tế mở như khu tài chính ngoài khơi, khu mậu dịch tự do, khu cảng biển tự do... Dù khác nhau về cấu trúc của các mô hình đó, nhưng đã là khu kinh tế mở thì yếu tố nước ngoài là quyết định; vì "mở" nói ở đây là mở ra thế giới, tức là gắn với yếu tố địa lý của nơi dự kiến thành lập khu kinh tế mở. Ở Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa (tháng 12 năm 1978), chính phủ đã quyết định chọn việc xây dựng các đặc khu kinh tế làm điểm đột phá cho toàn bộ chiến lược mở cửa các vùng kinh tế ven biển, đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc. Từ năm 1980-1988, Trung Quốc đã lần lượt xây dựng các đặc khu kinh tế là Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Hạ Môn và Hải Nam, trong đó Hải Nam là đặc khu lớn nhất (bao gồm cả tỉnh Hải Nam) ; Thâm Quyến là đặc khu phát triển hùng hậu, điển hình nhất, được xây dựng theo mô hình tổng hợp, bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp , thương mại và dịch vụ. Các đặc khu này đã rất thành

công trong lĩnh vực thu hút đầu tư, bổ sung nguồn vốn lớn cho Trung Quốc thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với đặc điểm và ưu thế của từng đặc khu, cùng với những cơ chế, chính sách thông thoáng, lựa chọn loại hình kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển, các đặc khu này đã phát huy được hết thế mạnh của mình, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, nhanh chóng làm thay đổi diện mạo nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề xây dựng khu kinh tế mở, Việt Nam có thể:

Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng các khu khu kinh tế mở gắn liền với các yếu tố địa lý thuận lợi như gần biển, gần biên giới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời có các chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư tuỳ thuộc từng địa bàn xây dựng.

Xác định rõ chức năng và vai trò của từng khu để có biện pháp xây dựng và vận hành các khu một cách hiệu quả ở nhiều khu công nghiệp Việt Nam, nhiều diện tích đất, nhà xưởng chưa được các doanh nghiệp nước ngoài lấp kín. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng có một nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa xác định thật chuẩn xác hoặc chưa tận dụng triệt để vai trò chức năng của từng loại hình khu vực. Do vậy, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, khi nào các khu công nghiệp được lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các khu công nghiệp tiếp theo nhằm hạn chế sử dụng quá mức

Lựa chọn xây dựng khu khu kinh tế mở đa ngành nghề, làm khu kinh tế nòng cốt trong toàn bộ nền kinh tế đất nước. Mỗi đặc khu cũng nên có một vài ngành nghề trọng điểm tuỳ thuộc vào ưu thế của từng khu. Vấn đề là phải lựa chọn những ngành nghề có giá trị kinh tế, có khả năng tìm kiếm thị trường và luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w