Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dà

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39)

Trong giai đoạn 1978 - 2001 nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, liên tục, GDP bình quân mỗi năm tăng 9,4%. Năm 2000 GDP của Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng 1000 tỉ USD. Tổng lượng kinh tế năm 2001 đã vươn lên đứng hàng thứ 6 trên thế giới.

Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990-2007 Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

1990 3,8 1995 10,9 2000 8,4 2001 8.3 2002 9,1 2003 10 2004 10,1 2005 10.4 2006 11,1 2007 11,4

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc và website: fdi.gov.cn

Đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, trái với nhiều dự đoán và lo ngại về sự ảnh hưởng tiêu cực của WTO đối với kinh tế Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ, “cỗ xe Trung Quốc” vẫn đang bon nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những con số hết sức ấn tượng.

Trong gần 30 năm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì cải cách, mở cửa, GDP bình quân tăng 9,7%, quy mô GDP lần lượt vượt qua Ý, Pháp và Anh vào các năm 2004, 2005, 2006 và đang dần tiếp cận với Đức, đến 2007 theo thống kê chưa chính thức GDP của Trung Quốc đã vượt Đức đứng thứ 3 thế giới.

Năm 2001: Tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) đạt 9.593,3 tỷ NDT, tăng trưởng 8,3%. Trong đó, công nghiệp tăng 5,8%; Nông nghiệp tăng 9,7%; Dịch vụ tăng 9,4%.

Năm 2002: Tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) đạt 10.239,8 tỷ NDT tăng trưởng 9,1%. Trong đó, Công nghiệp tăng 6,9%; Nông nghiệp tăng 10,9%; Dịch vụ

tăng 10,3%.

Năm 2003: Tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) đạt 11.669,4 tỷ NDT, tăng trưởng 10%. Trong đó, công nghiệp tăng 6,5%; Nông nghiệp tăng 12,5%; Dịch vụ tăng 10,9%.

Năm 2004: Tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) đạt 13.651,5 tỷ NDT (hơn 1.700 tỷ USD), tăng trưởng 10,1%. Trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 8,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng 12,1%; khu vực dịch vụ tăng 9,6%.

Nguồn: Bộ Thương Mại Trung Quốc năm 2004

Kinh tế Trung Quốc năm 2005 đứng thứ 4 thế giới với GDP hơn 2,26 ngàn tỷ USD, tăng 10,4%. Với GDP cao như vậy, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, và Đức. Đứng sau Trung Quốc là Liên hiệp Anh với GDP kém GDP của Trung Quốc chỉ có 0,004%.

Năm 2006, Cục thống kê Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế năm 2006 của Trung Quốc là 11,1%, so với ước tính ban đầu là 10,7%. Tổng sản phẩm của Trung Quốc trong năm 2006 đạt 21,1 nghìn tỉ nhân dân tệ . Những số liệu thống kê mới này đã đưa Trung Quốc tiến gần hơn đến vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản.

Năm 2007, GDP của Trung Quốc đã đột phá 24 nghìn tỷ đồng NDT, tăng 11,4 % so với năm 2006, đây là năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 đến nay, tổng giá trị GDP của Trung Quốc đạt xấp xỉ 3,4 nghìn tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Những số liệu thống kê được công bố còn cho thấy năm 2007, Trung Quốc cũng đạt thặng dư thương mại kỷ lục là 262,2 tỷ USD, tăng tới 47,7% so với năm 2006. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới.

Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) dự đoán, GDP của Trung Quốc năm 2008 vẫn tăng 10,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm so với năm 2007. Theo báo cáo gần đây của CASS, ngành nông nghiệp của Trung Quốc sẽ tăng thêm 3,2%. Các ngành công nghiệp và công nghiệp dịch vụ giữ ở mức tăng trưởng lần lượt là 10,9% và 12,2%.

Năm 1975, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1% GDP thế giới; đến năm 2006, đã chiếm đến 6%, và nếu tiếp tục phát triển ổn định, kinh tế Trung Quốc vào năm 2020 sẽ chiếm từ 12 - 15% GDP toàn cầu.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện nay đứng đầu thế giới. Năm 2001, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là 210 tỷ USD, gấp đôi năm 1995 thì đến năm 2004 tăng lên là 450 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Năm 2005 đạt tới 818,9 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Năm 2006 dự trữ ngoại tệ đạt 1066,3 tỷ USD. Đến cuối 2007, Trung Quốc đạt mức dự trữ ngoại tệ 1.530 tỷ USD, tiếp tục đứng đầu thế giới.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39)