Các chính sách và biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ 1978 đến nay

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 31)

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ 1978 đến nay

Nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Trung Quốc thực hiện một số chủ trương, biện pháp sau:

Chế độ khoán sản phẩm đến hộ ở Trung Quốc. Quá trình hoàn thiện chính sách khoán của Trung Quốc được nâng cao dần, từ khoán việc đến khoán sản lượng, từ khoán nhóm sản xuất đến khoán hộ gia đình, từ thời gian 3 năm đến 15, 20, 30 thậm chí 50 năm, từ không cho phép thuê nhân công đến cho phép, thậm chí cho thuế nhiều, từ chỗ không cho phép nông dân rời bỏ ruộng đất đi buôn đến cho phép nông dân “li điền bất li hương”, đến cho phép một bộ phận chuyển về thành phố làm công việc khác, từ chỗ không cho phép buôn bán đường dài đến cho phép buôn bán liên huyện, liên tỉnh....Chế độ khoán đã tạo ra một sức sống mới cho nông thôn Trung Quốc.

Phát triển các xí nghiệp hương trấn. Đây là một sáng tạo lớn của Trung Quốc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trung Quốc thực hiện chủ trương “Li điền bất li hương, nhập xưởng bất nhập thành”, nên việc phát triển các xí nghiệp hương trấn đã thu hút được hàng trăm triệu nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh nhịp độ công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước, giảm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân và nông dân. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách để phát triển các

xí nghiệp hương trấn như: giảm thuế, miễn thuế, tạo các điều kiện để tham gia và gia tăng các hoạt động xuất khẩu.

Kinh doanh ngành nghề hóa trong nông nghiệp – sản nghiệp hóa nông nghiệp. Thực chất của vấn đề này là sự nhất thể hóa nông nghiệp – công nghiệp – thương nghiệp, nối liền các khâu sản xuất, gia công và tiêu thụ lại với nhau. Đây là “ con đường thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp phù hợp với tình hình Trung Quốc”. Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp để thúc đẩy ngành nghề hóa nông nghiệp phát triển như: hỗ trợ về vốn, chính sách, hỗ trợ các dịch vụ chủ yếu, hỗ trợ khoa học, kĩ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách những vấn đề có liên quan đến thể chế kinh tế ...

2.1.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng các khu kinh tế mở2.1.4.1. Các chính sách chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2.1.4.1. Các chính sách chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hội nghị Trung ương 3 khoá XI của Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 12 năm 1978 đã thực hiện cải cách mở cửa, đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá XHCN. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Nếu đóng cửa để phát triển thì không thể thành công

được, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới. Cần mạnh dạn tiếp thu và học tập tất cả những thành quả và văn minh do nhân loại sáng tạo nên, và cả những phương thức kinh doanh, phương thức quản lý tiên tiến phản ánh quy luật sản xuất hiện đại hoá xã hội. Mở cửa đối ngoại là chính sách lâu dài cần phải tiếp tục mở cửa và mở cửa hơn nữa..” (Văn tuyển Đặng Tiểu Bình)

Quan điểm của Trung Quốc là tích cực thu hút nguồn vốn, kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý hiện đại từ bên ngoài, nhanh chóng phát triển sức sản xuất, tích cực tham gia hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế, phát huy đầy đủ lợi thế so sánh... Điều này đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân

Vào đầu những năm 1990, khi làn sóng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì khả năng cạnh tranh thu hút FDI đối với mỗi nước ngày càng cao. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, Trung Quốc cần phải mở cửa, hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới cả về chiều rộng và chiều sâu thì mới có nhiều cơ hội thu hút FDI.

Năm 1992, Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh công tác tăng cường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, coi thể chế kinh tế đối

ngoại là cách đặt vấn đề mới, là bộ phận cấu thành quan trọng của toàn bộ thể chế kinh tế. Tại hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 9 khoá XIV, Thủ tướng Lý Bằng nhấn mạnh: Mở cửa đối ngoại, sử dụng đầy đủ hai nguồn lực thị trường trong nước và quốc tế là điều kiện quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu từ nay đến mười lăm năm sau.

Trung Quốc đã tiến hành mở cửa mạnh mẽ hơn trên các lĩnh vực: Quốc tế hoá sản xuất và tiêu dùng; tự do hoá thương mại và đầu tư; thị trường hoá và quốc tế hoá thể chế kinh tế. Đặc biệt mục tiêu của Trung Quốc thời gian này là thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao và có định hướng xuất khẩu.

Trung Quốc đã đạt được nhờ những kết quả quan trọng nhờ những nỗ lực cải cách theo hướng mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu là việc trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc gia nhập WTO vào cuối năm 2001 đã thể hiện quyết tâm mở cửa toàn diện nền kinh tế của Trung Quốc, là bước ngoặt quan trọng tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của FDI nói riêng, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho Trung Quốc.

Tiếp tục tăng cường hội nhập và mở rộng kinh tế đối ngoại, tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI , các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xác định “kiên trì kết hợp mục tiêu “thu hút nguồn vào và mở rộng nguồn ra”, nâng cao toàn diện mức độ mở cửa đối ngoại”. “Thu hút nguồn vào” nghĩa là thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào như nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...thông qua nguồn vốn FDI. “Mở rộng nguồn ra” nghĩa là sự chuyển dịch lợi thế so sánh của Trung Quốc ra nước ngoài thông qua FDI. Kết hợp “thu hút nguồn vào” và “mở rộng nguồn ra” là con đường tất yếu để Trung Quốc nắm vững quyền chủ động tham gia vào quá trình hợp tác, cạnh tranh kinh tế kỹ thuật trên phạm vi lớn hơn, lĩnh vực rộng hơn và ở tầng thứ cao hơn. Đây là bước phát triển quan trọng và mới mẻ của Trung Quốc trong thế kỷ XXI.

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là một chiến lược quan trọng, có quan hệ sinh tồn đối với phát triển kinh tế đất nước và là quốc sách cơ bản lâu dài của Trung Quốc. Đúng như nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ: “Nếu như chính

theo đó, mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới càng tăng thêm, mức độ dựa vào nhau càng tăng thêm, càng không thể tách rời, chính sách mở cửa càng không thể thay đổi. Mở cửa đối ngoại của Trung Quốc không phải là mở cửa một phương diện, một lĩnh vực nào đó, mà là mở cửa đối ngoại toàn phương vị, nhiều tầng bậc, lĩnh vực rộng...”

Trung Quốc là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI. Dưới đây là một số chính sách và biện pháp nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa:

+ Tạo môi trường pháp lý thuận lợi + Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư + Đa dạng hoá các hình thức đầu tư + Đa dạng nguồn vốn đầu tư

+ Chính sách ưu đãi thuế

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư + Luật sở hữu trí tuệ

+ Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng

+ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong thời gian tới, khi thế giới có nhiều biến đổi và vị thế của Trung Quốc đã có sự thay đổi mạnh mẽ, Trung Quốc xác định:

Kiên trì kết hợp “đầu vào” và “đầu ra”, nâng cao toàn diện mức độ mở cửa đối ngoại. Thích ứng với tình hình mới toàn cầu hóa kinh tế và gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tham vào hợp tác và cạnh tranh kĩ thuật quốc tế với phạm vi lớn hơn, lĩnh vực rộng hơn, tầng thứ cao hơn, lợi dụng đầy đủ thị trường trong và ngoài nước, ưu hóa bố trí tài nguyên, mở rộng không gian phát triển, lấy mở cửa để thúc đẩy cải cách và phát triển.

Thực hiện chiến lược “hướng ra bên ngoài” là biện pháp quan trọng của giai đoạn mới mở cửa đối ngoại. Khuyến khích và ủng hộ các xí nghiệp tương đối có ưu thế và có chế độ sở hữu khác nhau tiến hành đầu tư ra nước ngoài....hình thành một loạt xí nghiệp xuyên quốc gia có thực lực....

Nâng cao chất lượng lợi dụng đầu tư nước ngoài, trọng điểm là thông qua lợi dụng đầu tư nước ngoài để thu hút khoa học kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý

và nhân tài tố chất cao của nước ngoài. Hoàn thiện pháp luật pháp quy và chính sách, hình thành môi trường chính sách ổn định, thể chế quản lý công bằng, minh bạch và có dự kiến trước. Hướng dẫn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành kỹ thuật cao, ngành dịch vụ hiện đại, ngành chế tạo mũi nhọn, thiết bị cơ sở và bảo vệ môi trường, hướng đầu tư vào khu vực miền Tây và Đông Bắc. Xúc tiến đa nguyên hóa phương thức lợi dụng đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w