Cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đạ

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)

hiện đại

Trung Quốc đã thu được rất nhiều thành tựu rực rỡ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó phải kể đến là cơ cấu kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại.

Từ năm 1978-1992, sản nghiệp 2 lấy công nghiệp làm chủ thể đã tăng trưởng hàng năm đạt 10,7%, tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản nghiệp 1. Theo giá có thể so sánh, hạn ngạch sản nghiệp 2 trong GDP năm 1978 là 48,6%, tăng lên 60,9% năm 1992, hạn ngạch công nghiệp năm 1978 là 44,8% tăng lên 56,2% năm 1992, làm cho tỉ lệ công nghiệp hóa nền kinh tế Trung Quốc được nâng cao rõ rệt

Như vậy, trong giai đoạn 1978-1992 cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đã có sự biến đổi theo hướng tích cực, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng mạnh trên cả 2 phương diện chính là giá trị sản phẩm và cơ cấu lao động ngành nghề. Tuy nhiên so với các nước CNH thì sự thay đổi trên đây chỉ mang tính chất khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần có sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.

Trong thời gian gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.

Bảng 2.3 : Cơ cấu GDP của Trung Quốc qua một số năm (%) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1985 28,4 40,3 31,3

2004 14,5 50,9 34,6

2006 11,6 53,1 35,3

Nguồn: Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân, Trung Quốc, 2006

Chính sự thay đổi cơ cấu có đặc tính như vậy làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tốc độ cao.

Từ năm 1996-2000 ngành công nghiệp Trung Quốc tăng trung bình hàng năm là 9,6%. Từ năm 2001, kể từ khi gia nhập WTO, sức sản xuất và tiêu thụ hàng công nghiệp tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình hàng năm của cả nước từ năm 2001-2004 là 10,3%, năm 2005 là 12,6%, năm 2006 là 14,5% . Trong nội bộ ngành, một số sản phẩm chủ yếu góp phần làm gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp như sản phẩm xe hơi, công nghệ thông tin, dệt may... Năm 2002, sản lượng xe hơi của Trung Quốc đạt 3,25 triệu chiếc, tăng 38,5% so với năm 2001 và năm 2004 là 5,07 triệu chiếc, đứng thứ 4 trên thế giới, đến 2006 đứng thứ hai thế giới với gần 7,8 triệu chiếc, giá trị sản xuất ngành công nghệ thông tin đạt 203,2 tỷ USD, tăng 55,5% so với năm 2005, đứng thứ 2 trên thế giới, có khoảng 90/100 doanh nghiệp kỹ thuật thông tin lớn nhất trên thế giới đầu tư vào công nghiệp Trung Quốc.

2.2.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thu được nhiều thành tựu rực rỡ nhiều thành tựu rực rỡ

Sự phát triển thành thị - nông thôn được cân đối hơn. Sản lượng lương thực năm 2004 đạt gần 469,5 triệu tấn, năm 2005 đạt khoảng 480 triệu tấn, 2006 đạt hơn 500 triệu tấn.

Năm 2005, Trung Quốc bãi bỏ thuế nông nghiệp, nông dân chiếm hơn 70% dân số Trung Quốc thoát nghèo, một số người và khu vực dần giàu lên. Từ năm 1978 - 2007, người nghèo ở nông thôn từ 250 triệu người giảm còn 14,79 triệu người.

Ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm 2007 đạt 3917 tỷ NDT. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được các bước đột phá.

nông sản, kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất. Các tổ chức sản nghiệp hoá kéo theo sự phát triển của 1300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại, 95.700.000 mẫu chăn nuôi thuỷ hải sản và chăn nuôi 14.600.000.000 vật nuôi. Cả nước có 150.000 tổ chức hợp tác kinh tế nông nghiệp chuyên nghiệp.

Tính đến tháng 10 năm 2007, 92% tổng số hương trấn Trung Quốc đã mở băng thông rộng. Đồng thời, có trên 99% thôn hành chính đã thông điện thoại. Được biết, trong quy hoạch từ năm 2006 đến năm 2010, mục tiêu phát triển thông tin viễn thông nông thôn Trung Quốc là "Thôn nào cũng thông điện thoại, xã nào cũng có thể truy cập In-tơ-nét" .

Các xí nghiệp hương trấn Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Năm 2001, số lượng xí nghiệp hương trấn cả nước lên đến 21,26 triệu, đến 2006 tuy có giảm nhưng cũng còn khoảng 20 triệu, năm 2006 giá trị sản xuất của toàn bộ các xí nghiệp hương trấn chiếm khoảng 30% GDP cả nước, chiếm gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)