Phương pháp và con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương pháp và con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT

Các tiếp cận chính (phương pháp tiếp cận) trong giáo dục KNS cho học sinh THPT đã được khái quát gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với học sinh, học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của học sinh trong học tập, thực hành kĩ năng.

- Phương pháp tiếp cận hướng vào người học: Dựa vào kinh nghiệm sống và đáp ứng nhu cầu của học sinh.

- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động để xây dựng hành vi/thay đổi hành vi.

Với các phương pháp tiếp cận trên, các phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng trong giáo dục KNS cho học sinh THPT là: Phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp dự án..

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

i. Các yếu tố chủ quan

Năng lực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng sống của giáo viên bởi quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhiều tình huống được hình thành theo cơ chế bắt chước. Trong năng lực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, phương phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của giáo viên của là yếu tố tác động trực tiếp tới kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thì định hướng giá trị sống của học sinh là yếu tố chi phối quá trình hình thành kĩ năng sống của học sinh, ngoài ra động cơ rèn luyện, tính tự giác, tính tích cực rèn luyện kĩ năng sống của học sinh là yếu tố quyết định kết quả của quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì vậy trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần quan tâm đến giáo dục giá trị sống, giáo dục động cơ, ý thức thái độ tích cực rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Các yếu tố quản lý của nhà trường về thực hiện quá trình giáo dục kĩ năng sống như mục tiêu nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống, phương pháp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

ii. Các yếu tố khách quan

Môi trường giáo dục kĩ năng sống của nhà trường, đặc biệt cảnh quan, cơ sở vật chất của nhà trường, môi trường văn hóa nhà trường.

Mối quan hệ kết hợp giữa nhà trường và gia đình và các tổ chức đoàn thể để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Môi trường văn hóa địa phương, các yếu tố phong tục tập quán ở địa phương và định hướng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội.

1.4. Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THPT

1.4.1. Mục tiêu và tầm quan trọng của quản lý giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh THPT học sinh THPT

Mục tiêu quản lý giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp nhà trường, giáo viên quán triệt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện theo định hướng 4 trụ cột của UNESCO đó là:

Học để biết Học để làm

Học để cùng chung sống Học để tự khảng định mình

Học để biết: Nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, phát triển tư duy bời tri thức, nhận thức là cơ sở để hình thành và phát triển hành vi, kĩ năng sống.

Học để làm: Kĩ năng sống liên quan đến làm việc, kĩ năng sống chỉ được hình thành thông qua trải nghiệm cuộc sống thực tế công việc vì vậy thông qua tổ chức hoạt động thực tế, hoạt động trải nghiệm cuộc sống giúp học sinh hình thành phát triển kĩ năng sống.

Học để cùng chung sống vì kĩ năng sống của học sinh liên quan đến ý thức, thái độ. Học để chung sống nhằm giúp học sinh có được thái độ hòa bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, hiểu biết và tôn trọng người khác,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biết cư xử có văn hóa. Học cùng chung sống giúp cho mỗi cá nhân học sinh phát triển một cách bền vững, quan hệ thân thiện, chia sẻ với những người xung quanh. Biết đương đầu với khó khăn thử thách, biết vượt qua khó khăn trở ngại để sống an toàn, khỏe mạnh.

Học để tự khẳng định mình bởi kĩ năng sống của học sinh liên quan đến định hướng giá trị sống. Giáo dục kĩ năng sống phải hướng tới giúp học sinh biết nhận thức đúng về bản thân, biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu kém để vươn lên và tự khẳng định mình, đồng thời biết lựa chọn giá trị sống phù hợp với quyền và bổn phận của cá nhân trong xã hội phát triển để sống thành công và hiệu quả.

Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, giúp nhà trường, giáo viên nâng cao chất lượng dạy học nói riêng, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, giúp học sinh THPT phát triển bền vững và hiệu quả.

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh THPT

1.4.2.1. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

Để xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục KNS cho học sinh hiệu trưởng phải tiến hành các công việc sau đây:

- Hiệu trưởng nghiên cứu hệ thống văn bản của Bộ, của Sở Giáo dục – Đào tạo về hướng dẫn thực hiện giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT.

- Hiệu trưởng phân tích môi trường giáo dục của nhà trường, của địa phương và thực trạng KNS hiện tại của học sinh trong trường, xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh toàn trường và cho từng khối lớp, cụ thể hóa thành chương trình giáo dục, dạy học.

- Lập kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua kế hoạch chung toàn trường, kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục và các loại kế hoạch hoạt động khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh phải xác định rõ mục tiêu, nội dung kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh, phương pháp, cách thức tiến hành và hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh THPT.

- Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT cần được mô tả trong bản kế hoạch quản lý của nhà trường và con đường tiếp cận giáo dục các kĩ năng đó. Vì vậy kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể được lồng ghép trong kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT.

Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh phải chỉ rõ những nguồn lực tham gia, hướng tiếp cận và những mốc thời gian cần triển khai và những kết quả cần đạt được.

14.2.2. Tổ chức bộ máy nhân sự để thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh THPT

Hiệu trưởng cần thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm trưởng ban.

Thành lập tổ tư vấn hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình giáo dục KNS cho học sinh THPT bao gồm: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, đại diện Hội cha mẹ học sinh.

Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong thực hiện giáo dục KNS cho học sinh: Phối hợp giữa Ban giám hiệu với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên; Phối hợp giữa Ban giám hiệu với tổ chuyên môn, giáo viên; Phối hợp giữa Ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Xây dựng mối quan hệ liên đới giữa nhà trường và gia đình, các tổ chức xã hội và đoàn thể ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm cuộc sống để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

i. Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT, chỉ đạo nâng cao năng lực giáo dục KNS cho giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy học các môn học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống. Chỉ đạo nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn, Đội trong tổ chức hoạt động giáo dục nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

ii. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống qua dạy học các môn học đặc biệt là các môn học chiếm ưu thế như môn Giáo dục công dân, môn Văn, môn Sinh và một số môn học khác. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học chiếm ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả của môn học.

iii. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp và tổ chức Đoàn, Đội thực hiện chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội và các hoạt động khác trong trường học và ngoài trường học.

iv. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi nơi, mọi lúc, do đó việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực để giáo dục kĩ năng sông cho học sinh.

v. Chỉ đạo lựa chọn phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi. Chỉ đạo xây dựng các mối quan hệ thân thiện nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Chỉ đạo quan hệ thầy – trò thân thiện, chia sẻ, hợp tác nhằm tăng kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ, cộng tác cho học sinh. Chỉ đạo xây dựng quan hệ trò - trò; trò - nhóm; trò - tập thể nhằm giáo dục học sinh biết học cách chia sẻ, cách hợp tác, cách chung sống cùng người khác, biết nhận thức về bản thân trong mối quan hệ với người khác, biết tự khẳng định mình trước người khác.

vii. Chỉ đạo xây dựng và phát triển môi trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua thực hiện nội quy trường học, các chuẩn mực giao tiếp ứng xử trong trường học, mối quan hệ phối hợp thầy - trò, trò – trò trong trường học và trong quá trình học tập.

viii. Chỉ đạo giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Thông qua đánh giá kết quả kiến thức, kĩ năng thái độ của học sinh, giáo viên cần tích hợp nội dung và tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của học sinh trong mọi mối quan hệ và trong hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

1.4.2.4. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát giáo viên, tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Tổ chức thăm lớp, dự giờ để đánh giá mức độ thực hiện triển khai nội dung chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp và các chuẩn mực giáo dục của nhà trường nhằm đánh giá hành vi, thái độ của học sinh trong việc thực hiện kĩ năng sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá kĩ năng hành vi của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT và rút ra những bài học kinh nghiệm.

1.4.3. Các nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh THPT cho học sinh THPT

1.4.3.1. Nguyên tắc quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

i. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục của cấp học, mục tiêu chương trình dạy học, giáo dục học sinh đối với từng khối lớp, thực hiện đúng chỉ thị nghị quyết của Đảng các cấp, hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở và của ngành.

ii. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả, thiết thực

Chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý. Hiệu quả quản lý giáo dục kĩ năng sống được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu giáo dục với những chi phí nhất định về các nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực) sao cho đạt kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra về sản phẩm giáo dục. Hay nói một cách khác là quản lý giáo dục kĩ năng sống phải đạt được cả hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Học sinh không chỉ giỏi kĩ năng trong học tập, rèn luyện ở trường mà phải thành thạo kĩ năng ngoài cuộc sống.

Tối ưu hoá việc thực hiên các mục tiêu quản lý giáo dục kĩ năng sống với sự tiết kiệm và sử dụng hợp lý sức lao động cũng như các phương tiện vật chất kĩ thuật.

Nắm vững và vận dụng các thành tựu khoa học về giáo dục kĩ năng sống của các nước trên thế giới và khu vực vào lĩnh vực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT, hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục kĩ năng sống khi đưa ra các quyết định quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung trước và trên lợi ích cá nhân, từ đó ra các quyết định tối ưu nhằm tạo được những thành quả có lợi ích nhất cho người học.

- Trong quá trình quản lý cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế kĩ năng sống của học sinh và hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, biết xác định những vẫn đề cơ bản – then chốt trong từng thời gian để tập trung giải quyết và xác định nội dung, phương pháp cần tiến hành. Quan tâm cụ thể

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)